Giải trình tự genome cây thông

Các nhà khoa học thuộc Trung tâm Khoa học cây trồng Thụy Điển (Sweden’s Umeå Plant Science Centre – UPSC) đã giải trình tự bộ gen cây thông Na Uy (Norway spruce), tên phổ biến là cây “Christmas”.Đăng ngày 31-05-2013 trong chuyên mục Tin thế giới

Đây là thực vật hạt trần đầu tiên (gymnosperm) được báo cáo về chuỗi trình tự bộ gen. Đột phá này trong khoa học được hy vọng sẽ lập ra bản đồ nhằm giải thích các câu hỏi về sự phát triển độc đáo, sự thích ứng, và sự tiến hóa của thực vật hạt trần.

Cây thông Na Uy là genome lớn nhất được người ta lập bản đồ, có kích thước lớn hơn genome người gấp 7 lần. Họ đã phân lập được 29.000 gen có chức năng, chỉ thấp hơn một chút so với genome người, và theo kết quả nghiên cứu này, đó là nguyên nhân của hiện tượng phong phú bộ gen (genome obesity) bởi các chuỗi DNA có tính chất lập lại tích tụ hơn hàng trăm triệu năm  trong lịch sử tiến hóa.

Trong khi các loài động, thực vật khác có những cơ chế hết sức hiệu quả theo hướng khác với những đoạn phân tử lập lại giống như vậy, thì cây thông (conifers) không có cơ chế khởi động tương tự.

Xem chi tiết tại:

http://www.umu.se/english/about-umu/news-events/news/newsdetailpage/the-norway-spruce-genome-sequenced.cid216079 và http://www.nature.com/nature/journal/vaop/ncurrent/full/nature12211.html#affil-auth.
Theo http://iasvn.org