Giới thiệu giống ngô MN-1 cho các tỉnh phía Nam

Giống ngô lai MN-1 là sản phẩm của đề tài “Chọn tạo giống ngô lai ngắn ngày, chịu hạn bằng phương pháp công nghệ sinh học kết hợp với phương pháp truyền thống”. Giống MN-1 đã được Cục Trồng trọt cho phép sản xuất thử từ năm 2012 và dự kiến sẽ xin công nhận giống chính thức vào năm 2014.

 

THÔNG TIN CHUNG VỀ GIỐNG MỚI

 

Giống ngô lai MN-1 là sản phẩm của đề tài “Chọn tạo giống ngô lai ngắn ngày, chịu hạn bằng phương pháp công nghệ sinh học kết hợp với phương pháp truyền thống”. Đề tài này trong khuôn khổ của “ Chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020”. Giống MN-1 đã được Cục Trồng trọt cho phép sản xuất thử từ năm 2012 và dự kiến sẽ xin công nhận giống chính thức vào năm 2014.

 

ĐẶC ĐIỂM CỦA GIỐNG MN-1

 

Có 8 tổ hợp triển vọng nhất được đánh giá chung với một số giống khác và các đối chứng C919, Pi30Y87 trên 6 địa điểm và thời vụ khác nhau thuộc các tỉnh Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Kết quả đánh giá được trình bày ở bảng 1, trong đó các tổ hợp MN-1, D1 x TB161, VE8 x BC3F3-26 có năng suất cao nhất, lần lượt là 7,83 tấn/ha, 7,49 tấn/ha và 7,72 tấn/ha. Năng suất này cao hơn đối chứng C919 (6,52 tấn/ha) và tương đương với Pi30Y87 (7,79 tấn/ha). Chỉ số ổn định HSQ-1 của các tổ hợp này rất nhỏ, chứng tỏ mức ổn định tốt trong thực tế sản xuất và đủ điều kiện để mở rộng hơn ở các tỉnh phía Nam.

 

Bảng 1: Kết quả khảo sát các tổ hợp lai ưu tú trên 6 sinh thái khác nhau năm 2011 và chỉ số ổn định HSHQ-1 của các tổ hợp lai ưu tú năm 2011.

Tổ hợp/giống ĐN1 ĐN2 BRVT1 BRVT2

ĐL1

ĐL2

 

 TB

HSHQ-1
VK1x D11

6.73

8.63

7.13

8.46

7.73

4.20

7.15

0.095

MN-1

7.61

9.86

7.88

8.48

8.00

5.18

7.83

0.007

D1xD8

6.10

8.19

5.70

6.88

7.12

3.77

6.29

-0.030

D12x D1m

7.54

8.18

8.10

8.19

8.12

5.14

7.54

-0.186

P30Y87

7.68

9.78

7.68

8.04

8.29

5.27

7.79

-0.047

VK1x30D-2

6.96

8.26

6.90

7.88

8.18

3.87

7.01

0.128

C919

6.23

7.78

6.72

7.71

7.29

3.42

6.52

0.152

D12x VE8

7.40

7.25

6.61

8.76

7.87

4.00

6.98

0.051

D12x 22-22

7.11

6.64

5.77

7.47

7.62

3.61

6.37

-0.013

D1x TB61

7.65

8.21

7.40

8.13

8.48

5.06

7.49

-0.127

D1x BC3-6

6.55

8.24

6.66

8.11

7.50

4.60

6.94

-0.083

D1x BC3-14

7.00

8.31

6.14

8.35

7.68

4.52

7.00

-0.015

D1x BC3-28

7.10

7.97

6.40

8.20

7.85

4.61

7.02

-0.074

M65x VK1

7.86

7.76

7.00

6.41

7.99

4.33

6.89

-0.146

VE8x BC3-1

7.68

9.10

8.12

8.20

8.55

3.47

7.52

0.388

VE8xBC3-26

7.61

8.70

7.80

8.66

8.40

5.16

7.72

-0.099

D12x 30D-1

7.84

7.89

6.81

7.84

7.50

4.10

6.99

-0.003

CV(%)

9.3

12.4

10.7

14.2

14.6

8.7

LSD05

1.12

1.31

1.25

1.26

1.62

0.99

Ghi chú: ĐN: Đồng nai, BRVT: Bà rịa Vũng tàu, ĐL: Đắclắc.

 

Kết quả đánh giá khả năng chịu hạn của các tổ hợp lai ưu tú thực hiện trong vụ vụ Đông Xuân sớm ở Đồng nai và Bà Rịa Vũng Tàu được thể hiện ở bảng 2.  Đáng chú ý nhất là giống MN-1, giống này có năng suất thuộc nhóm cao nhất cả trong điều kiện tưới đủ (9,86 tấn/ha) và điều kiện tạo hạn (6,97 tấn/ha). Năng suất này tương đương với đối chứng Pi30Y87 (9,78 và 6,85 tấn /ha), cao hơn với đối chứng C919 tương ứng chỉ là 7,78 tấn/ha và 4,76 tấn/ha. Chỉ số chịu hạn DI của tổ hợp này đạt 1,1297, thuộc một trong những tổ hợp chịu hạn tốt nhất trong thí nghiệm. Lưu ý ở địa điểm thứ 6 (ĐL2: vụ Thu Đông muộn ở Đắc Lắc), thí nghiệm được chủ ý gieo muộn, ngày 15/10/2011, khi trỗ cờ phun râu thì thiếu nước do mưa kết thúc, sau đó chỉ còn lượng mưa không đáng kể cả thới gian còn lại. Vì vậy, đây được coi là một thí nghiệm có thể đánh giá khả năng chịu hạn của các tổ hợp lai ưu tú. Có thể nhận định, nhìn chung năng suất của các tổ hợp lai đều rất thấp ở trong thí nghiệm này, chỉ đạt mức 4,45 tấn/ha (M65 x VK1) đến  6,39 tấn/ha ở tổ hợp được chú ý nhất (MN-1). Đối chứng C919 chỉ đạt năng suất 4,62 tấn/ha và Pi30Y87 đạt 6,35 tấn/ha.

 

Bảng 2: Năng suất (tấn/ha) ở hai chế độ nước tưới và chỉ số chịu hạn DI (drought index) của các tổ hợp lai ưu tú vụ Đông Xuân sớm 2011-2012  tại Hưng Lộc và Bà Rịa Vũng Tàu vụ Đông Xuân sớm 2011-2012.

Hưng Lộc

BR-VT

STT Mã giống Tưới đủ Tạo hạn

DI

Tưới đủ Tạo hạn  

DI

1 VK1x D11 8,63 4,79 0,85725 8,46 5,40 0,95695
2 MN-1 9,86 6,97 1,09180 8,48 6,39 1,12972
3 D1 x D8 8,19 4,41 0,83165 6,88 5,07 1,10481
4 D12x D1m 8,18 5,98 1,12911 8,19 5,5 1,00681
5 P30Y87 9,78 6,85 1,08178 8,04 6,35 1,18409
6 VK1x30D-2 8,26 5,7 1,06582 7,88 5,19 0,98743
7 C919 7,78 4,76 0,94496 7,71 4,62 0,89837
8 D12x VE8 7,25 3,94 0,83935 8,76 5,35 0,91562
9 D12x 22-22 6,64 3,92 0,91181 7,47 5,46 1,09582
10 D1x TB61 8,21 6,5 1,22281 8,13 5,95 1,09722
11 D1x BC3-6 8,24 5,24 0,98218 8,11 5,19 0,95943
12 D1x BC3-14 8,31 4,76 0,88469 8,35 5,48 0,98392
13 D1x BC3-28 7,97 4,59 0,88949 8,2 5,03 0,91964
14 M65x VK1 7,76 4,83 0,96133 6,41 4,45 1,04081
15 VE8x BC3-1 9,10 6,08 1,03193 8,2 4,52 0,82640
16 VE8xBC3-26 8,70 6,51 1,15571 8,66 5,86 1,01449
17 D12x 30D-1 7,89 5,3 1,03749 7,84 4,75 0,90833
Tổng 140,75 91,13 135,77 90,5601

Ghi chú: Phần tưới đủ: thí nghiệm được tưới theo nhu cầu sinh trưởng và phát triển của cây ngô trong suốt cả vụ. Phần tạo han: ngừng tưới nước trước và sau giai đoạn trỗ cờ 10 ngày, sau đó tưới lại bình thường để đánh giá khả năng phục hồi sau khi gây hạn.

 

Kết quả khảo nghiệm cho thấy giống MN-1 có năng suất ổn định trong các vụ Hè Thu và Thu Đông ở hầu hết các điểm thí nghiệm. Năng suất của MN-1 luôn cao hơn so với giống chín sớm chủ lực C919 và giống chín muộn chủ lực CP888 tại hấu hết các điểm khảo nghiệm. Ở các điểm có điều kiện thâm canh cao, giống MN-1 có thể đạt năng suất 9-10 tấn/ha ngay cả trong mùa mưa, ví dụ tại Đức Trọng, Lâm Đồng giống này cho năng suất trên 10,5 tấn/ha trong hai vụ Hè Thu 2010 và 2011. Năng suất này thuộc nhóm giống có tiềm năng rất cao ngay cả điều kiện chưa tối ưu.

 

Bảng 3. Năng suất (tấn/ha) của tổ hợp lai MN-1 trong khảo nghiệm cơ bản ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên năm 2010 và 2011.

Địa điểm/Vụ mùa

MN-1

Đối chứng

LSD0,05

% so với đối chứng

C919

CP888

C919

CP888

Hè Thu 2010

Châu Đức –BRVT 9,22 8,83 8,32 0,97
Cẩm Mỹ-Đồng Nai 7,87 6,48 5,70 0,66
Đức Trọng- LĐ 10,56 9,88 9,27 1,02
Đắc Lắc 9,13 8,40 8,20 1,16
Trung bình 9,19 8,39 7,87 109,5 116,7

Thu Đông 2010

Cẩm Mỹ- ĐN 7,88 7,39 6,81 0,59
Trảng Bom –ĐN 6,64 5,73 5,29 1.09
Buôn Ma Thuột –ĐL 8,63 6,93 6,37 1,29
Đức Trọng – LĐ 8,11 7,15 7,13 0,79
Trung bình 7,81 6,80 6,40 114,8 122,0

Hè Thu 2011

Cẩm Mỹ – ĐN 7,21 6,45 5,44 0,75
Trảng Bom – ĐN 6,16 5,51 4,95 0,54
Châu Đức – BRVT 8,59 6,72 6,49 0,83
Đắc Lắc 9,06 9,11 7,84 1,49
Đức Trọng – LĐ 10,48 10,54 9,49 0,70
Thu Đông 2011
Trung bình 8,30 7,67 6,84 108,2 121,3

Nguồn: Trung tâm KKN giống, sản phẩm cây trồng vùng Nam Bộ. Báo cáo kết quả khảo nghiệm năm 2010 và 2011.Báo cáo kết quả khảo nghiệm năm 2010 và 2011.

 

Hình 1. Giống MN-1 ở giai đoạn thu hoạch, lá vẫn còn xanh

 

HIỆU QUẢ CỦA VIỆC SỬ DỤNG MN-1

 

Giống mới MN-1 có tiềm năng rất tốt, có khả năng chịu hạn khá có thể giới thiệu nhanh vào sản xuất ở các tỉnh phía Nam.

 

Chỉ tiêu MN-1 NK67 C919
Năng suất(tấn/ha) 8-10 8-10 7-9
Giá hạt giống (đ/kg) 70.000 100.000 100.000
Tự sản xuất F1 Không Không
Chịu hạn Khá Khá Trung bình