Giống lúa biến đổi gen biểu hiện suy giảm độ bạc bụng

Việc cung cấp không đủ lượng “photosynthates” (sản phẩm quang hợp của hạt gạo được xem như là một trong những nguyên nhân gây ra bạc bụng (chalkiness), làm cho phẩm chất hạt suy giảm. 

Tại Trung Quốc, các nhà khoa học thuộc ĐH Zhaoqing, đứng đầu là Yonghai Liu đã nghiên cứu enzyme L-galactono-1, 4-lactone dehydrogenase (L-GalLDH, EC1.3.2.3), đóng vai trò xúc tác ở giai đoạn cuối của sinh tổng hợpascorbic acid (Asc) và ảnh hưởng của nó đối với độ bạc bụng.

Họ thấy rằng sử biểu hiện mạnh mẽ L-GalLDH trong cây lúa transgenic, GO-2, chứa hàm lượng Asc trong lá lúa cao hơn cây lúa bình thường; làm giảm độ bạc bụng đáng kể. Phân tích sâu hơn cho thấy khi làm tăng mức độ Asc sẽ làm tổng hợp raribulose-1,5-bisphosphate (RuBP) cao hơn, mức độ protein carboxylase/oxygenase (Rubisco) trong GO-2cao hơn, ngần ấy làm tăng mức độ quang hợp của cây lúa.

Thúc đẩy sự tăng hàm lượng Asc sẽ ản hưởng đến bạc bụng của hạt lúa chuyển gen GO-2 thông qua chức năng quang hợp trong lá lúa ở giai đoạn phát triển chủ yếu liên quan đến sự vào chắc của hạt.

Xem Science Direct.

 

Hình 1. Độ bạc bụng của hạt gạo và hình thái học của tinh bột so sánh giữa giống lúa biến đổi gen GO-2 và giống nguyên thủy (WT).

(A) Độ bạc bụng của hạt gạo GO-2 và WT.

(B) Hạt gạo chà bóng của lúa WT (trái) và GO-2 (phải).

(C) Hình ảnh “scanning electron microscopy”  những phần nổi của giống WT (trái) và GO-2 (phải). Giá trị một gạch là 10 μm.

Số liệu trong hình (A) là giá trị trung bình ± SE của 50 lần nhắc lại, LSD 0,05.