Hệ sinh thái rừng tràm trên đất than bùn tại U Minh Thượng

Năm 2012, Vườn quốc gia U Minh Thượng được công nhận là Vườn Di sản ASEAN đầu tiên trên vùng đất than bùn của khu vực Đông Nam Á và là Vườn quốc gia thứ 5 của Việt Nam được công nhận là Vườn Di sản ASEAN. Vườn quốc gia U Minh Thượng nằm trên địa bàn xã An Minh Bắc và xã Minh Thuận, huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang vói diện tích 8.038 ha.

Diện tích vườn là 21.107ha, trong trong đó vùng lõi 8.038 ha và vùng đệm bao xung quanh với diện tích 13.069 ha. Vườn quốc gia U Minh Thượng là một trong hai khu vực quan trọng của rừng đầm lầy than bùn còn lại ở Việt Nam (khu vực khác là Vườn Quốc gia U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau) và được công nhận là một trong ba khu vực trọng yếu thưộc khu dự trữ sinh quyền Thế giới Kiên Giang, khu bảo tồn đất ngập nước có tầm quan trọng Quốc tế (khu Ramsar). Vườn quốc gia U Minh Thượng là nơi có các hệ sinh thái rừng ngập nước độc đáo và đặc sắc của Việt Nam, có giá trị cao về đa dạng sinh học với sự hiện diện của 260 loài thực vật bậc cao, 32 loài thú,184 loài chim, 51 loài bò sát, lưỡng cư, 64 loài cá, 209 loài côn trùng. Trong đó có 57 loài động, thực vật nguy cấp quý, hiếm trong Sách đỏ Việt Nam (2007) và Danh lục đỏ IUCN (2021). Vườn quốc gia U Minh Thượng còn là nơi lưu giữ giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống của dân tộc qua hai thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Người dân U Minh mang những nét văn hóa đặc trưng riêng của nhân dân Nam Bộ.

Hệ thực vật trong khu vực đất than bùn U Minh Thượng khá phong phú.

Năm 2001 ghi nhận 243 loài; năm 2012 ghỉ nhận 254 loài; năm 2021 ghi nhận 260 loài. Năm họ có số lượng loài lớn nhất là: Họ Hòa thảo (Poaceae): 41 loài; Họ Cói (Cyperaceae): 28 loài; Họ Cúc (Asteraceae): 13 loài; Họ Đậu (Fabaceae): 11 loài; Họ Cà phê (Rubiaceae): 10 loài.

Theo danh mục các loài động thực vật quý, hiếm, nguy cấp sách đỏ IUCN, Sách đỏ Việt Nam 2007, Nghị định 84/2021/NĐ-CP, các loài động thực vật nguy cấp, quý, hiếm. Trong đó, về thảm thực vật, có 03 loài thuộc danh mục các loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, chiếm tỉ lệ 1,15% tổng số loài đã được ghi nhận tại Vườn. Cả ba loài đều nằm trong sách đỏ Việt Nam (2007): loài Bí kì nam xếp ở cấp EN (nguy cấp): Cà na và Lúa trời ở cấp VU (sắp nguy cấp).

Về động vật, có 54 loài thuộc danh mục các loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm (chiếm 10,02% tổng số loài). Số loài theo các tiêu chí như sau:

Vườn Quốc gia U Minh Thượng có 32 loài động vật quý hiếm (chiếm 5,94% tổng số loài động vật đã ghi nhận) nằm trong danh lục IUCN, trong đó: Cấp CR (rất nguy cấp) có 03 loài: Cấp EN (nguy cấp) có 03 loài; Cấp VU (sắp nguy cấp) có 09 loài.

Theo tiêu chí các loải quý hiếm của Sách Đó Việt Nam (2007) – Phần động vật. Vườn Quốc gia U Minh Thượng có 36 loải động vật ở mức nguy cấp, quý hiếm (chiếm 6.68% tổng số loài động vật đã được ghi nhận), phân theo các mức độ nguy cấp: Cấp CR (rất nguy cấp) có 03 loài: Cấp EN (nguy cấp) có 14 loài, Cấp VU (sắp nguy cấp) có 17 loài.

Theo tiêu chí Nghị định số 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ thì Vườn hiện có 29 loài động vật thuộc nhóm nguy cấp, quý hiếm chiếm 5,38% tổng số loải pháat hiện. Trong đó, Nhóm IB (Các loài động vật rừng đang bị đe dọa tuyệt chủng nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại): có 10 loái; và Nhóm IIB (Các loài động vật chưa bị đe dọa tuyệt chủng nhưng có nguy cơ bị đe dọa nếu không được quản lý chặt chẽ, hạn chế khai thác sử dụng vì mục đích thương mại): có 29 loài.

Đất than bùn là loại đất chứa một lượng lớn vật liệu hữu cơ phân hủy chưa hoàn toàn, chủ yếu là các loài cây đã chết, phần lớn là từ các cây thủy sinh và các loài cây sống trong môi trường ngập nước. Đất than bùn có khả năng giữ nước tốt, giúp duy trì độ ẩm cho cây trồng và các loài sinh vật, đồng thời tạo thành một lớp chất dinh dưỡng dồi dào cho các hệ sinh thái. Loại đất này phát triển mạnh mẽ trong các khu vực có điều kiện ngập nước lâu dài như U Minh Thượng./.

NBCA