Kết quả Cuộc họp lần thứ 6 các Bên tham gia Nghị định thư Cartagena về an toàn sinh học (MOP6)

Cuộc họp lần thứ 6 các Bên tham gia Nghị định thư Cartagena về an toàn sinh học (MOP6) đã được tổ chức từ ngày 01-05/10/2012 tại thành phố Hyderabad, Cộng hòa Ấn Độ. Dưới đây là thông tin chi tiết về kết quả cuộc họp MOP6 và các hoạt động của Đoàn Việt Nam tại MOP 6.

 

  1. Thông tin chung về MOP6

– Địa điểm tổ chức: thành phố Hyderabad, Cộng hòa Ấn Độ.

– Thời gian: trong các ngày 01-05/10/2012.

– Thành phần tham dự:

+ Tham dự cuộc họp có khoảng 1.300 đại biểu củacác nước thành viên, cácchính phủ khác, các cơ quan liên hợp quốc, các tổ chức liên chính phủ và phichính phủ, các tổ chức khoa học và công nghiệp.

+ Đại diện Việt Nam tham dựCuộc họp: Bà Hoàng Thị Thanh Nhàn, Phó Cục trưởng Cục Bảo tồn đa dạng sinh học,Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường.

  1. Chương trình MOP6 và các hoạt độngchính của Đoàn Việt Nam:

– Chương trình MOP6 tập trung đàm phán các vấn đề chính: Ủy ban Tuân thủ;Trung tâm trao đổi thông tin về an toàn sinh học (BCH); Cơ chế tài chính vànguồn lực; Hợp tác với các tổ chức quốc tế khác; Ngân sách; Nâng cao năng lực;Xử lý, vận chuyển, đóng gói và nhận dạng; Nghị định thư bổ sung Nagoya-KualaLumpur về nghĩa vụ pháp lý và bồi thường; Vận chuyển xuyên biên giới không chủđích và biện pháp khẩn cấp; Đánh giá rủi ro và quản lý rủi ro; Các cân nhắc vềkinh tế xã hội; Giám sát và báo cáo; Đánh giá và xem xét.

+ Cuộc họpMOP6 là cuộc họp đầu tiên sau khi thông qua Nghị định thư bổ sung Nagoya-KualaLumpur về nghĩa vụ pháp lý và bồi thường, do đó tại cuộc họp lần này các đạibiểu đã thảo luận làm rõ một số vấn đề liên quan đến nghĩa vụ pháp lý và bồithường. Bên cạnh đó, các đại biểu tham dự cũng nhấn mạnh đến các cânnhắc kinh tế – xã hội của sinh vật biến đổi gen sống (LMOs), trong đó bao gồmviệc thiết lập nhóm chuyên gia kỹ thuật (AHTEG) để phát triển khái niệm này, từđó có thể xây dựng các hướng dẫn trong thời gian tới. Ngoài ra, cuộc họp cũngthống nhất cần thực hiện quá trình thử nghiệm hướng dẫn đánh giá rủi ro, việcthông qua hướng dẫn đánh giá rủi ro sẽ được xem xét tại cuộc họp MOP trong tươnglai.

– Các hoạt động chính của Đoàn Việt Nam:

+ Đoàn Việt Namđã tham gia thảo luận tích cực trong các phiên đàm phán của cuộc họp. Việt Namđã đề nghị Ban thư ký, các quốc gia và các tổ chức liên quan tiếp tục hỗ trợxây dựng năng lực để thực hiện Nghị định thư, đặc biệt là các nội dung cụ thể vềxử lý,vận chuyển, đóng gói và nhận dạng sinh vật biến đổi gen, đánh giá rủi rovà quản lý rủi ro.

+ Đồng thời, đềnghị Ban thư ký hỗ trợ các nước thử nghiệm sử dụng hướng dẫn đánh giá và quảnlý rủi ro do nhóm chuyên gia kỹ thuật (AHTEG) về đánh giá rủi ro và quản lý rủiro của Ban thư ký xây dựng. Trên cơ sở kinh nghiệm thực tiễn, hoàn thiện bản hướngdẫn này và xây dựng các công cụ đào tạo phù hợp với hướng dẫn để tăng cườngnăng lực đánh giá rủi ro cho các nước đang phát triển.

+ Bên lề cuộc họp,đoàn Việt Nam cũng đã xúc tiến trao đổi kinh nghiệm với các nước, các tổ chứcquốc tế về quản lý an toàn sinh học; thông báo những hoạt động triển khai thựchiện Nghị định thư ở Việt Nam trong thời gian qua.

  1. Các kết quả chính của MOP6

Tại cuộc họp, cácbên tham gia Nghị định thư đã thảo luận và thông qua 16 Quyết định liên quan đến các vấn đềquan trọng của Nghị định thư, cụ thể như sau:

        3.1. Vấn đề tuânthủ

Sau khi nghe báo cáo của Ủy ban Tuân thủ, các đại biểu đã thảo luận về nhữngbất cập trong phát triển khung quốc gia về an toàn sinh học, nhu cầu về nguồn lựctài chính cho các bên gặp khó khăn trong việc triển khai thực hiện Nghị địnhthư, tầm quan trọng của việc phát triển các chương trình nâng cao nhận thức cộngđồng về chuyển giao, xử lý và sử dụng an toàn LMOs và tầm quan trọng của QuỹGEF.

Cuộc họp đã thông qua quyết định kêu gọi các bên tiến hành cácnỗ lực để áp dụng khung pháp lý và hành chính để đáp ứng các nghĩa vụ theo Nghịđịnh thư; yêu cầucác quốc gia chưa áp dụng khung an toàn sinh học gửi thông tin về những tháchthức, về kế hoạch và thời gian biểu cho việc thực hiện các biện pháp cần thiết;yêu cầu Ban Thư ký biên soạn và gửi thông tin cho Ủy ban Tuân thủ xem xét và cóhành động thích hợp; nhắcnhở các bên gặp khó khăn có thể tìm kiếm sự hỗ trợ từ Ủy ban tuân thủ; nhắc lạilời mời của COP/MOP về việc sử dụng của các chương trình công tác nâng cao nhậnthức cộng đồng, giáo dục và tham gia của cộng đồng trong chuyển giao, xử lý vàsử dụng an toàn LMOs.

3.2. Trung tâm trao đổi thông tin về antoàn sinh học (BCH)

Cuộc họp thôngqua quyết định về việc cải tiến BCH trong tương lai thông qua thu thập thôngtin từ các đầu mối BCH quốc gia, thông tin phản hồi về năng lực hiện có và kinhnghiệm sử dụng BCH. Bên cạnh đó, Cuộc họp cũng quyết định tiếp tục hợp tác vớicơ sở dữ liệu và các diễn đàn khác về an toàn sinh học của các tổ chức quốc tếnhằm nâng cao tiện ích của BCH như một cơ chế toàn cầu để chia sẻ thông tin vềan toàn sinh học.

Ngoài ra, cuộc họpkhuyến nghị tiếp tục tổ chức các diễn đàn trực tuyến và hội nghị trực tuyến vềcác chủ đề liên quan đến an toàn sinh học và thực hiện Nghị định thư.

Quyết định cũng khuyếnkhích các bên sử dụng BCH nhiều hơn để tiếp tục thúc đẩy và tạo điều kiện thuậnlợi cho việc giáo dục nâng cao nhận thức và sự tham gia của cộng đồng, các bênliên quan trong việc sử dụng LMOs.

3.3. Cơ chế tài chínhvà nguồn lực

COP/MOP6thể hiện lo ngại về sự suy giảm mạnh mẽ mức độ tài trợ songphương và đa phương hiện có cho xây dựng năng lực về an toàn sinh học. Ngoài ra,quyết định cũng đã thúc giục cácbên tham gia ưu tiên cho kế hoạch và dự án an toàn sinh học quốcgia trong khuôn khổ GEF-STAR, đảm bảo hỗ trợ cho việc thực hiện Nghị định thư.

Bêncạnh đó, yêu cầu GEF tiếp tục sắp xếp, đơn giản hóa và đẩynhanh quá trình tiếp cận Quỹ Ủy thác của GEF; xem xét việc phát triển một chiến lược mớivề tài chính an toàn sinh học, kết hợp các ưu tiên và mục tiêu của Kế hoạch chiếnlược; chuẩn bị một cách kịp thời và đầy đủ nguồn lực tài chính nhằm hỗ trợ chocác quốc gia đủ điều kiện chuẩn bị báo cáo quốc gia lần thứ 3 theo Nghị địnhthư; hỗ trợ tài chính và kỹthuật cho các nước đang phát triển và các bên có nền kinh tế chuyển đổi để thựchiện các thử nghiệm và các hoạt động xây dựng năng lực đánh giá rủi ro và quảnlý rủi ro, và để thực hiện các yêu cầu về xác định và nhận dạng trong khuôn khổNghị định thư; chuẩn bị nguồn lực tài chính để hỗ trợ nâng cao nhận thức, chiasẻ kinh nghiệm và các hoạt động xây dựng năng lực để tiến hành sớm đưa vào hiệulực và thực hiện Nghị định thư và Nghị định thư bổ sung; xem xét các ưu tiênsau đây trong khuôn khổ của chương trình 4 năm ưu tiên cho đa dạng sinh học củaGEF-6: khung quốc gia về an toàn sinh học, đánh giá rủi ro và quản lý rủi ro; xửlý, vận chuyển, đóng gói và nhận dạng các LMOs; nghĩa vụ pháp lý và bồi thường,nhận thức của công chúng và giáo dục đào tạo về an toàn sinh học; và cân nhắckinh tế – xã hội.

Quyếtđịnh cũng đã yêu cầu Ban thư ký lồng ghép việc huy độngnguồn lực cho Nghị định thư vào các hoạt động thực hiện các chiến lược huy độngnguồn lực hỗ trợ của CBD; đồng thời tiếp tục trao đổi với Ban Thư ký GEF để thảoluận về khả năng mở một cơ chế hỗ trợ tài chính đặc biệt để thực hiện Nghị địnhthư.

3.4. Hợp tác với các tổchức, công ước và sáng kiến khác

Cuộc họp đã thông qua quyết địnhhoan nghênh Ban thư ký hợp tác với một số tổ chức và nhấn mạnh sự đóng góp củahợp tác đến việc thực hiện Kế hoạch chiến lược.

Bên cạnh đó, yêu cầu Ban thư ký, tùy thuộc vào sự sẵn có của các quỹ,tiếp tục theo đuổi hợp tác với các tổ chức, công ước và các sáng kiến khác​​nhằm đáp ứng các mục tiêu chiến lược trong lĩnh vực trọng tâm 5 của Kế hoạchchiến lược về tiếp cận và hợp tác.

Cùng với đó là việc tiếp tục nỗ lực để trở thành quan sát viên trong cácủy ban của WTO liên quan đến an toàn sinh học

3.5. Ngân sách

Trong quyết định về ngân sách, MOP6 đã chấpthuận một chương trình ngân sách cơ bản cho năm 2013, 2014, và một kế hoạch dựphòng ngân sách tạm thời cho năm 2015 trong trường hợp COP/MOP7 diễn ra vào năm2015. Quyết định cũng khẳng định ngân sách cơ bản không đủ tài chính cho tất cảcác hoạt động được xác định bởi các bên, bao gồm các ưu tiên cho các nước đangphát triển và tài chính cho AHTEGs sẽ phụ thuộc vào nguồn tài trợ tự nguyện dođó có thể ảnh hưởng không tốt đến việc xây dựng năng lực cho các nước đang pháttriển.

3.6. Nâng cao năng lực

Trong quyết định vềnâng cao năng lực, MOP6 thông qua và quyết định xem xét các khung và kế hoạchhành động mới nhằm xây dựng năng lực kết hợp với đánh giá giữa kỳ của Kế hoạchchiến lược cho việc thực hiện hiệu quả Nghị định thư; và yêu cầu Ban thư kýnâng cao nhận thức về khung, kế hoạch hành động và khuyến khích các bên liênquan trong khu vực và các nhà tài trợ cần đóng một vai trò lớn hơn trong việc hỗtrợ thực hiện của các bên.

Cùng với đó, MOP6 tiếptục mời các bên, các chính phủ khác, và các tổ chức có liên quan thực hiệnkhung và kế hoạch hành động cho việc xây dựng năng lực và chia sẻ kinh nghiệm củahọ thông qua BCH; Các bên là các nước phát triển, các nhà tài trợ và các tổ chứccó liên quan cân nhắc trong việc hỗ trợ tài chính và kỹ thuật đối với khung vàkế hoạch hành động cho các nước đang phát triển, kém phát triển nhất và các nướccó nền kinh tế trong quá trình chuyển đổi; GEF hỗ trợ tài chính cho các bêntham gia đủ điều kiện để thực hiện khung và kế hoạch hành động xây dựng năng lực.

Quyết định cũng đãđưa ra mục tiêu của khung và kế hoạch hành động xây dựng năng lực cho việc thựchiện hiệu quả Nghị định thư, bao gồm:

– Tiếp tục hỗ trợphát triển và thực hiện hệ thống pháp lý và hành chính cấp quốc gia;

– Cho phép các bênđánh giá, áp dụng, chia sẻ và thực hiện đánh giá rủi ro, phát triển năng lựccho xử lý, vận chuyển, đóng gói và nhận dạng các LMOs;

– Hỗ trợ các bêntham gia Nghị định thư thiết lập và áp dụng các quy tắc và thủ tục về nghĩa vụpháp lý và bồi thường từ việc vận chuyển xuyên biên giới các LMOs;

– Nâng cao năng lựcđể tạo điều kiện thuận lợi cho nhận thức và thúc đẩy giáo dục về chuyển giao, xửlý và sử dụng an toàn LMOs;

– Đảm bảo rằng BCHcó thể dễ dàng truy cập bởi tất cả các bên liên quan.

Ngoài ra quyết định cũng đưa ra cơ chế điềuphối các nỗ lực xây dựng năng lực trong khuôn khổ Nghị định thư, các nguyên tắcchỉ đạo, các nhân tố, việc quản lý cơ chế phối hợp.

3.7. Mạng lưới chuyên gia

Cuộc họp đã ra quyết định nhắc lại kêu gọi trước đó đốivới các bên và các chính phủ chưa đề cử chuyên gia phải thực hiện việc đề cửchuyên gia vào mạng lưới; thông qua các hình thức đề cử sửa đổi, bổ sung mạnglưới chuyên gia và ủy quyền cho Ban thư ký cập nhật các biểu mẫu dựa trên cáckinh nghiệm hiện có.

Quyết định mở rộng nhiệm vụ của mạng lướichuyên gia bao gồm việc hỗ trợ (nếu phù hợp) và theo yêu cầu, công việc của Banthư ký, COP/MOP và các tổ chức khác trực thuộc Nghị định thư, hỗ trợ xây dựngnăng lực cho các nước đang phát triển và các nước có nền kinh tế trong quátrình chuyển đổi.

Ngoài ra, quyết định cũng mời các bên vàcác chính phủ khác xem xét đề cử các chuyên gia vào mạng lưới để phục vụ trongcác nhóm AHTEG, ủy ban cố vấn không chính thức và các tổ chức khác có liên quantrong khuôn khổ Nghị định thư. Bên cạnh đó, cũng yêu cầu các bên, các chính phủkhác, các tổ chức có liên quan và Ban thư ký xem xét việc sử dụng các chuyêngia trong mạng lưới như nguồn nhân lực cho hoạt động xây dựng năng lực, và nhắclại việc mời các nhóm nước phát triển và các nhà tài trợ khác đóng góp quỹ tựnguyện.

3.8. Xử lý, vận chuyển, đóng gói và nhận dạng

Vấn đề xử lý, vận chuyển, đóng gói và nhậndạng các LMOs được thảo luận thông qua 2 chủ đề:

– Xử lý, vận chuyển, đóng gói và nhận dạngLMOs nhằm mục đích sử dụng cách ly hoặc phóng thích có chủ đích.

– Tiêu chuẩn xử lý, vận chuyển, đóng góivà nhận dạng LMOs.

Trong quyết định xử lý, vận chuyển, đónggói và nhận dạng các LMOs, MOP6 lưu ý việc tiếp tục hợp tác giữa Ban Thư ký CBDvà các tổ chức quốc tế khác có các công việc liên quan đến vấn đề nêu trên gồm:yêu cầu các bên và khuyến khích các chính phủ khác tiếp tục thực hiện các yêu cầuquy định tại điểm b và c khoản 2 Điều 18 và các quyết định liên quan thông quaviệc sử dụng các hóa đơn thương mại hoặc tài liệu khác được yêu cầu hoặc sử dụngbởi hệ thống tài liệu hiện tại, hoặc tài liệu cần thiết trong khuôn khổ pháp lývà/hoặc hành chính cấp quốc gia; yêu cầu Ban thư ký tích hợp một câu hỏi cụ thểtrong báo cáo quốc gia thứ ba để đánh giá xem liệu các bên có yêu cầu việc sử dụngcác tài liệu hiện có hoặc tài liệu độc lập hoặc cả hai không, và khuyến khíchcác nước OECD đổi mới các nỗ lực để phát triển hệ thống nhận dạng duy nhất chođộng vật và vi sinh vật sống biến đổi gen.

Bên cạnh đó, cuộc họp cũng yêu cầu Banthư ký xem xét thêm các bất cập và không nhất quán trong các tiêu chuẩn xử lý,vận chuyển, đóng gói, nhận dạng và nếu thấy cần thiết thì khuyến nghị cho cuộchọp MOP 7.

3.9. Yêu cầu thông báo

Cuộc họp đã ra quyết định yêu cầu các bêntham gia giải quyết những bất cập trong nước về việc thực hiện các yêu cầuthông báo liên quan đến vận chuyển xuyên biên giới có chủ đích các LMOs. Quyếtđịnh xem xét thêm các yêu cầu thông báo chỉ nên diễn ra nếu có tài liệu chứngminh sự cần thiết, ví dụ như được chỉ ra trong các báo cáo quốc gia hoặc đệtrình khác.

Quyết định cũng mời các bên, các chính phủvà các tổ chức khác có liên quan xem xét việc sử dụng công cụ liên kết nhanhLMO bởi các cơ quan có thẩm quyền quốc gia và khuyến khích chia sẻ kinh nghiệmvề việc thực hiện yêu cầu thông qua BCH.

3.10. Nghị định thư bổ sung Nagoya-Kuala Lumpur về nghĩa vụ pháp lý vàbồi thường

Đây là cuộc họp đầu tiên kể từ khi Nghị địnhthư bổ sung Nagoya-Kuala Lumpur về nghĩa vụ pháp lý và bồi thường được thôngqua, cuộc họp cũng lưu ý rằng hiện nay mới chỉ có ba quốc gia đã phê chuẩn Nghịđịnh thư bổ sung trong khi Nghị định thư bổ sung chỉ có hiệu lực khi có 40 quốcgia phê chuẩn.

Cuộc họp đã ra quyết định kêu gọi các bêntiến hành các quy trình nội bộ để phê chuẩn, phê duyệt, chấp thuận hoặc gia nhậpNghị định thư bổ sung đồng thời kêu gọi các bên của CBD mà không phải là cácbên tham gia Nghị định thư thực hiện các bước có liên quan để trở thành các bêntham gia Nghị định thư bổ sung.

Quyết định cũng yêu cầu các bên xác địnhnhu cầu xây dựng năng lực và thiết lập các ưu tiên quốc gia để thực hiện và ápdụng các quy định của Nghị định thư bổ sung, cùng với đó là việc mời các bên vàcác tổ chức có liên quan chuẩn bị nguồn lực tài chính để nâng cao nhận thức,chia sẻ kinh nghiệm và các hoạt động xây dựng năng lực để thực hiện Nghị địnhthư bổ sung.

Ngoài ra, Cuộc họp cũng yêu cầu Ban thưký khuyến khích UNEP và Liên minh Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (IUCN) xây dựngmột hướng dẫn giải thích về Nghị định thư bổ sung.

3.11. Vận chuyển xuyên biên giới không chủ đích và biện pháp khẩn cấp

Trong các cuộc thảo luận về vận chuyểnxuyên biên giới không chủ đích và biện pháp khẩn cấp, các đại biểu kêu gọi cungcấp thông tin về việc phóng thích không chủ đích LMOs cho các quốc gia bị ảnhhưởng càng sớm càng tốt để giảm thiểu chi phí và tác động của chúng.

Cuộc họp đã đưa ra quyết định khuyếnkhích các bên sử dụng hướng dẫn trong việc thực hiện Điều 17, các quyết định đãđược hoặc có thể đượcthực hiện liên quan đến Điều 18 (Xử lý, vận chuyển, đóng gói và nhận dạng), vàhướng dẫn về đánh giá rủi ro của LMOs phát triển bởi nhóm AHTEG, thúc giục cácbên cung cấp thông tin chi tiết về đầu mối liên lạc để nhận thông báo, thiết lậpvà duy trì các biện pháp để ngăn chặn vận chuyển xuyên biên giới các LMOs đơnphương và thiết lập các cơ chế cho các biện pháp khẩn cấp.

Cuộc họp tiếp tục yêu cầu các bên và mời cácchính phủ và các tổ chức có liên quan đưa ra quan điểm và thông tin về bất kỳthách thức và kinh nghiệm liên quan đến việc thực hiện Điều 17 cho Ban thư ký 06(sáu) tháng trước cuộc họp MOP7 để Ban thư ký chuẩn bị bản tổng hợp ý kiến.

3.12. Đánh giá rủi ro và quản lý rủi ro

Các cuộc thảo luận vềđánh giá rủi ro và quản lý rủi ro đã tập trung xem xét, cân nhắc việc thông quahướng dẫn đánh giá rủi ro hay chỉ nên thử nghiệm và sẽ điều chỉnh hướng dẫn trướckhi thông qua.

Trong quyết định vềvấn đề này, MOP6 khẳng định hướng dẫn không phải là quy tắcvà không áp đặt bất kỳ nghĩa vụ nào cho các bên. Hướng dẫn sẽ được kiểm tra ở cấpquốc gia và khu vực để hoàn thiện hơn nữa trong thời gian tới. Tiếp tục khuyến khích các bên, chính phủ vàcác tổ chức khác dịch hướng dẫn và hỗ trợ tài chính và kỹ thuật cho các nướcđang phát triển và các bên tham gia có nền kinh tế trong quá trình chuyển đổithử nghiệm hướng dẫn này.

Quyết định cũng yêucầu Ban thư ký phát triển các công cụ thích hợp để thử nghiệm các hướng dẫn, sauđó thu thập và phân tích các thông tin phản hồi từ việc thử nghiệm hướng dẫn vàbáo cáo hoàn thiện hướng dẫn. Đồng thời thiết lập một cơ chế nhằm cập nhật thườngxuyên danh sách các tài liệu cơ bản để thử nghiệm hướng dẫn và tiếp tục mở các diễnđàn trực tuyến bốn năm một lần.

Bên cạnh đó, quyết địnhcũng đưa ra việc kết thúc nhóm AHTEG hiện tại và thiết lập nhóm AHTEG mới hoạtđộng đến cuộc họp MOP7. Cùng với đó là việc yêu cầu Ban thư ký lựa chọn cácchuyên gia cho nhóm AHTEG mới, tham khảo ý kiến của Văn phòng COP/MOP.

Về xây dựng năng lực,Cuộc họp yêu cầu Ban thư ký triệu tập các khóa học đào tạo về đánh giá rủi rocho châu Phi và các tiểu vùng CEE, theo dõi đào tạo bằng cách thu thập thêmthông tin phản hồi từ các bên về tính hữu ích, thiết thực và tiện ích của hướngdẫn và tiến hành các hội thảo về đánh giá rủi ro và quản lý rủi ro ở cấp quốc tế,khu vực hoặc cấp độ tiểu khu vực.

Về tình hình thực hiệncác quy định quản lý rủi ro và đánh giá rủi ro, cuộc họp yêu cầu Ban thư ký tiếnhành một cuộc khảo sát trực tuyến về tình trạng thực hiện mục tiêu hoạt động1.3, 1.4 và 2.2 của kế hoạch chiến lược nhằm thiết lập thông tin cơ sở, và thuthập dữ liệu, các chỉ số có liên quan.

Ngoài ra, Cuộc họpcũng yêu cầu Ban thư ký thiết lập các mục trong BCH để các thông tin có liênquan đến các tác động bất lợi của LMOs đến bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạngsinh học có thể được đệ trình và dễ dàng thu thập; và mời các bên tham gia cungcấp cho Ban thư ký các thông tin khoa học có thể hỗ trợ trong việc xác định cácLMOs có thể hoặc không có tác động bất lợi về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạngsinh học.

3.13. Tổ chức trực thuộc

Trong quyết định vềcác tổ chức trực thuộc, cuộc họp quyết định rằng ở giai đoạn này không có nhu cầuthiết lập một tổ chức trực thuộc mở rộng để tư vấn khoa học kỹ thuật; tuy nhiênvẫn tiếp tục thiết lập các nhóm AHTEG với nhiệm vụ cụ thể, khi cần thiết và tùythuộc vào sự sẵn có của nguồn tài chính; cân nhắc các bài học kinh nghiệm từcác nhóm AHTEG trước đó, bao gồm cả việc sử dụng các diễn đàn trực tuyến mở;xem xét sự cần thiết việc thiết lập một tổ chức trực thuộc cố định tại cuộc họpMOP8.

3.14. Cân nhắc kinh tế – xã hội

Các phiên họp đã nêusự cần thiết đưa ra các cân nhắc về kinh tế – xã hội tập trung vào tác động củaLMOs đến bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học. Sự cần thiết phải cókhái niệm rõ ràng, cũng như các hoạt động có liên quan, các cơ quan có tráchnhiệm để phát triển khái niệm này, và thảo luận về sự cần thiết thiết lập mộtnhóm AHTEG để giải quyết vấn đề nêu trên.

Sau khi thảo luận,cuộc họp quyết định khuyến khích các bên, các chính phủ và các tổ chức khác cóliên quan tiến hành nghiên cứu về tác động kinh tế – xã hội của LMOs để giảiquyết những bất cập về kiến thức và xác định cụ thể các vấn đề kinh tế – xã hội,bao gồm cả những vấn đề có tác động tích cực; chia sẻ các thông tin về nghiên cứu,trao đổi kinh nghiệm thông qua BCH và xây dựng năng lực trong nước nhằm phântích tác động kinh tế – xã hội của LMOs bằng cách khuyến khích sự tham gia cáctổ chức địa phương vào các chương trình giáo dục cao hơn.

Quyết định tiếp tụcyêu cầu Ban thư ký biên dịch, đánh giá và xem xét thông tin về cân nhắc kinh tế- xã hội phát sinh từ các tác động của LMOs đối với bảo tồn và sử dụng bền vữngđa dạng sinh học, trên cơ sở thực tế, pháp luật và chính sách; hoạt động xây dựngnăng lực liên quan đến an toàn sinh học và cân nhắc về kinh tế – xã hội, cáckinh nghiệm, chuyên môn hiện có và các sáng kiến, ​​chính sách khác liên quan đến việc đánh giátác động kinh tế – xã hội.

Cuộc họp cũng đã quyết định thành lập mộtnhóm AHTEG nhằm phát triển rõ ràng khái niệm, và thông qua thảo luận trực tuyếntheo nhóm hoặc hội nghị khu vực để tạo điều kiện thuận lợi nhằm đưa ra kết quảkiểm kê và đánh giá của Ban thư ký về tác động kinh tế – xã hội của LMOs đối vớibảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học; tổng hợp việc trao đổi quan điểm,thông tin và kinh nghiệm giữa các bên, các chính phủ, các tổ chức, các cộng đồngđịa phương và bản địa. Theo đó, AHTEG sẽ bao gồm: tối thiểu là 05 (năm) và tốiđa là 08 (tám) chuyên gia theo khu vực, tùy thuộc vào nguồn tài trợ, và được đềcử bởi các bên, tuy nhiên vẫn duy trì một sự cân bằng trong khu vực, quan sátviên không quá 10 (mười) đại biểu đại diện cho các bên, các tổ chức liên hợp quốc,cơ quan, tổ chức có liên quan, và các cộng đồng địa phương và bản địa.

3.15. Giám sát và báo cáo

Cuộc họp đã hoan nghênh tỷ lệ nộp báo cáo quốc gia lần thứhai của các bên và có lưu ý đến việc phân tích câu trả lời được chuẩn bị bởiBan Thư ký. Nhắc nhở các bên về nghĩa vụ phải nộp báo cáo quốc gia và thúc giụccác quốc gia chưa nộp báo cáo phải nộp báo cáo và trả lời tất cả những câu hỏibắt buộc và tiếp tục nhắc nhở các bên phải cung cấp thông tin cần thiết lênBCH.

Quyết định tiếp tụcyêu cầu Ban thư ký: trên cơ sở các báo cáo quốc gia thứ hai, đánh giá sự khácbiệt và sự thiếu hụt thông tin do các bên cung cấp thông qua BCH. Hỗ trợ cácbên gửi các thông tin cập nhật trong báo cáo, các biểu mẫu báo cáo thông quaBCH, có tính đến những kinh nghiệm thu được từ việc phân tích các báo cáo quốcgia thứ hai, các khuyến nghị của Ủy ban Tuân thủ, phản hồi từ các bên và trìnhsửa đổi biểu mẫu đánh giá tại cuộc họp MOP7.

3.16. Đánh giá và xem xét

Trong quyết định vềđánh giá và xem xét, cuộc họp lưu ý các thông tin có trong các báo cáo quốc giathứ hai và phân tích tình hình thực hiện các nội dung cốt lõi của Nghị địnhthư; và quyết định rằng các dữ liệu và thông tin trong phân tích sẽ là thôngtin nền cho việc đánh giá tiến bộ trong việc thực hiện Nghị định thư.

Cuộc họp tiếp tụcyêu cầu Ban thư ký:

– Thực hiện khảo sát để thu thập thông tin tương ứngvới các chỉ tiêu trong kế hoạch chiến lược mà không thể thu được từ các báo cáoquốc gia thứ hai hoặc thông qua các cơ chế báo cáo, chia sẻ thông tin khác hiệncó;

– Xem xét các thông tin thu thập được qua cuộc khảosát và gửi kết quả cho các bên trước khi diễn ra cuộc họp MOP7;

– Ủy nhiệm cho chuyên gia tư vấn, tùy thuộc vàonguồn tài chính, để phát triển một phương pháp tiếp cận khoa học nhằm đánh giáhiệu quả Nghị định thư lần thứ ba;

– Tạo điều kiện cho các bên bày tỏ quan điểm vềphương pháp luận và dựa trên các quan điểm này gửi đề xuất để được xem xét tại cuộchọp MOP7.

  1. Những nội dung cần ưu tiên thựchiện để triển khai các quyết định của MOP6

4.1. Đối với Bộ Tài nguyên và Môi trường cần thực hiện các công việc sau:

(1)   Tăng cường công tác nâng cao nhậnthức về an toàn sinh học, đặc biệt thông báo những khuyến nghị, yêu cầu của MOP6tới các Bộ, ngành có liên quan;

(2)   Nghiên cứu các yêu cầu được nêu trongcác quyết định tại MOP6 để nội luật hoá phù hợp với hoàn cảnh của Việt Nam, đặc biệt trong việc hướng dẫn thực hiện Nghịđịnh số 69/2010/NĐ-CP về an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen, sảnphẩm và mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen;

(3)   Tiếp tục các công việc theo lộ trìnhđể trình Chính phủ xem xét gia nhập Nghị định thư bổ sung Nagoya – Kuala Lumpurvề nghĩa vụ pháp lý và bồi thường;

(4)   Nghiên cứu áp dụng thử nghiệm tạiViệt Nam hướng dẫn đánh giá rủi ro và quản lý rủi ro do nhóm chuyên gia kỹthuật (AHTEG) của Ban thư ký xây dựng;

(5)   Nghiên cứu các cân nhắc về kinh tế -xã hội đối với các tác động của LMOs trong điều kiện cụ thể tại Việt Nam;

(6)   Nghiên cứu, đề xuất xây dựng các vănbản và chương trình nâng cao năng lực nhằm thực thi nghĩa vụ pháp lý và bồithường tại Việt Nam;

(7)   Tiếp tục tăng cường thực hiện cơ chếtrao đổi thông tin về an toàn sinh học (BCH) theo yêu cầu của Ban thư ký và sửdụng BCH như một công cụ để phổ biến, nâng cao nhận thức về an toàn sinh học;

(8)   Thúc đẩy phát triển các dự án hợp tácquốc tế về an toàn sinh học.

4.2   Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ, BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan), Bộ Y tếvà các Bộ, ngành có liên quan khác cần xem xét, thực hiện:

(1)   Trong phạm vi lĩnh vực quản lý củamình, khẩn trương xây dựng các Thông tư hướng dẫn thực hiện các nội dung theoquy định tại Nghị định số 69/2010/NĐ-CP về an toàn sinh học đối với sinh vậtbiến đổi gen; mẫu vật di truyền và sản phẩm của sinh vật biến đổi gen và Nghịđịnh số 108/2011/NĐ-CP sửa đổi một số điều Nghị định số 69/2010/NĐ-CP về antoàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen; mẫu vật di truyền và sản phẩm củasinh vật biến đổi gen;

(2)   Tổ chức các hoạt động nâng cao nănglực quản lý an toàn sinh học trong phạm vi Bộ, ngành;

(3)   Phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài nguyênvà Môi trường trong công tác giám sát, kiểm tra và trao đổi thông tin đối vớihoạt động quản lý an toàn sinh học.

Theo Bà Hoàng Thị Thanh Nhàn

Phó Cục trưởng Cục Bảo tồn đa dạng sinh học

Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường.