KHẢO NGHIỆM SO SÁNH DIỆN RỘNG MÔ HÌNH NGÔ BIẾN ĐỔI GEN TẠI TỈNH SƠN LA

Trong 2 ngày, 12 và 13/9 tại huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức đoàn khảo sát mô hình khảo nghiệm diện rộng của các sự kiện ngô biến đổi gen: NK4300 Bt/Gt và NK4300 (giống nền) tại xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn; NK7328 Bt/Gt, NK7328 Gt và NK7328 (giống nền) tại xã Hát Lót, huyện Mai Sơn.

 

Tham dự chương trình khảo sát có đại diện Cục Trồng trọt – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Cục Bảo tồn đa dạng sinh học – Bộ Tài nguyên và Môi trường; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sơn La và Trung tâm Khuyến nông huyện Mai Sơn.

Đây là mô hình đầu tiên được Công ty TNHH Syngenta Việt Nam phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sơn La áp dụng theo Thông tư số29/2014/TT-BNNPTNT ngày 05 tháng 9 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Thông tư 29) ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung Điều 7 Thông tư số 23/2010/TT-BNNPTNT ngày 07 tháng 4 năm 2010 về công nhận tiến bộ kỹ thuật công nghệ sinh học của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Mô hình khảo nghiệm được trình diễn trên diện rộng (02 địa điểm: xã Cò Nòi và xã Hát Lót thuộc huyện Mai Sơn), mỗi địa điểm có diện tích 1 ha so sánh ngô Agrisure Bt/GT mang gen kháng sâu đục thân và chống chịu thuốc trừ cỏ Glyphosate với giống nền NK4300, NK7328 về khả năng sinh trưởng và phát triển. Kết thúc đợt tham quan, kiểm tra, đại diện các tổ chức tham dự cùng Công ty TNHH Syngenta Việt Nam đã lập biên bản tại địa điểm khảo nghiệm. Đây là nội dung cuối cùng trước khi Công ty lập hồ sơ đăng ký công nhận đặc cách giống cây trồng biến đổi gen theo quy định của Thông tư 29.

Điều 7. Công nhận đặc cách

  1. Đối với tiến bộ kỹ thuật công nghệ sinh học đăng ký là giống cây trồng đã nằm trong Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất kinh doanh tại Việt Nam (sau đây gọi là giống nền) có chứa một hoặc tổ hợp một số sự kiện chuyển gen đã được cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học và Giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi (sau đây gọi là giống cây trồng biến đổi gen) được xem xét công nhận đặc cách khi giống cây trồng biến đổi gen đảm bảo các điều kiện sau đây:
  2. a) Đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản1, khoản 2 Điều 6 Thông tư này;
  3. b) Giống cây trồng biến đổi gen tương đồng với giống nền về các tính trạng hình thái đặc trưng chủ yếu, trừ những tính trạng bị tác động bởi sự kiện chuyển gen.
  4. Trường hợp giống cây trồng biến đổi gen đã được khảo nghiệm so sánh với giống nền đồng thời với quá trình khảo nghiệm đánh giá rủi ro: Tổ chức có giống cây trồng biến đổi gen lập hồ sơ đăng ký công nhận đặc cách theo quy định tại khoản 5 Điều này.
  5. Trường hợp giống cây trồng biến đổi gen chưa được khảo nghiệm so sánh với giống nền:
  6. a) Tổ chức có giống cây trồng biến đổi gen xây dựng kế hoạch khảo nghiệm so sánh, bao gồm khảo nghiệm so sánh diện hẹp và diện rộng theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này gửi về Cục Trồng trọt;
  7. b) Tổ chức có giống cây trồng biến đổi gen hợp đồng với cơ sở khảo nghiệm được chỉ định để thực hiện khảo nghiệm so sánh diện hẹp ít nhất 01 vụ sản xuất tại 02 địa điểm;
  8. c) Tổ chức có giống cây trồng biến đổi gen thực hiện khảo nghiệm so sánh diện rộng tại các vùng sinh thái nông nghiệp khuyến cáo sử dụng giống, mỗi vùng ít nhất 01 vụ, tại 01 địa điểm, quy mô tối thiểu 01 hecta/01 điểm;
  9. d) Khảo nghiệm so sánh diện hẹp có thể tiến hành trước hoặc đồng thời với khảo nghiệm so sánh diện rộng;

đ) Trong quá trình khảo nghiệm so sánh, Cục Trồng trọt chủ trì, phối hợp với Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiến hành kiểm tra và lập biên bản tại địa điểm khảo nghiệm;

  1. e) Kết thúc khảo nghiệm, tổ chức có giống cây trồng biến đổi gen lập hồ sơ đăng ký công nhận đặc cách theo quy định tại khoản 5 Điều này.

-Theo Phòng QLNG&ATSH-