Sếu đầu đỏ ở Kiên Giang (Ảnh minh họa: Pháp luật TP.HCM) – Nguồn: https://www.thiennhien.net/
Khu bảo tồn loài-sinh cảnh Phú Mỹ được UBND tỉnh Kiên Giang ký quyết định 454/QĐ-UBND thành lập ngày 1/3/2016. Với tổng diện tích trên 2700 ha; Diện tích vùng lõi trên 940 ha; diện tích vùng đệm 1760ha. Nằm trên địa bàn xã Phú Mỹ, huyện Giang Thành tỉnh Kiên Giang, cách biên giới Campuchia 7km về hướng Tây Nam,đa phần là người đồng bào dân tộc Khơme, chủ yếu sinh sống bằng nghề nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, và nghành nghề tiểu thủ công nghiệp như đan dệt cỏ bàng nhỏ lẻ…
Với hệ động, thực vật hơn 472 loài, trong đó; 134 taxa phiêu sinh thực vật, 69 loài phiêu sinh động vật, 7 loài động vật đáy, 39 loài Nhện, 65loài côn trùng thủy sinh; 23 loài cá; 23 loài lưỡng cư bò sát và với hơn 132 loài chim; đặc biệt là loài Sếu hàng năm có hàng 100 Sếu đầu đỏ về đây trú ngụ tìm thức ăn là loài chim biết bay to lớn nhất hiện nay còn sót lại trên toàn thế giới đang có nguy cơ tiệt chủng nằm trong sách đỏ của Việt Nam và thế giới.
Mục tiêu của Khu bảo tồn – loài sinh cảnh Phú Mỹ: Bảo tồn đa dạng sinh học, trong đó ưu tiên bảo tồn hệ sinh thái đồng cỏ bàng duy nhất còn sót lại ở ĐBSCL và duy trì số lượng Sếu đầu đỏ trên 100 cá thể về đây trú ngụ mỗi năm; Quản lý việc khai thác hợp lý, không làm kiệt quệ hệ sinh thái đồng cỏ, từ đó đảm bảo phát triển được làng nghề truyền thống bền vững và sinh kế ổn định cho người dân. Phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, phát triển du lịch sinh thái kết hợp tham quan làng nghề thủ công và xem Sếu đầu đỏ; Triển khai, thực hiện các kế hoạch giáo dục, tuyên truyền phổ biến pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học, đặc biệt là trong Khu bảo tồn.
Nguồn: Cục BTTN & ĐDSH