Khu bảo tồn loài – sinh cảnh Sao La, Quảng Nam

Ảnh Sao La – Nguồn: https://dantri.com.vn/

Khu bảo tồn Sao la Quảng Nam nằm giữa vĩ tuyến 17o56’ đến 18o05’ vĩ độ Bắc và từ 105o51’ to 106o04’ kinh độ Đông, về phía Tây Bắc tỉnh Quảng Nam. Khu bảo tồn bao gồm hai huyện Đông Giang và Tây Giang và các xã Bhallee, A Vương, Tà Lu và Sông Kôn. Khu bảo tồn Sao la Quảng Nam được thành lập ngày 13/7/2012, thông qua quyết định số 2265/QĐ-UBND với tổng diện tích 15.486 hecta (ha). Khu bảo tồn bao gồm 13.805,13 ha phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và 1.681,33 ha phân khu phục hồi sinh thái.

Khu bảo tồn Sao la Quảng Nam vẫn còn rừng dày đặc với độ che phủ là 15.411 ha, bằng 99,41% tổng diện tích. Hiếm thấy ở Việt Nam, khu vực này vẫn có rừng giàu và rừng trung bình thường xanh (79%).

Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Saola Quảng Nam được ghi nhận là khu vực đa dạng sinh học trọng điểm toàn cầu (theo BirdLife, 2018a), là khu vực có tính đa dạng cao và có nguy cơ cao với giá trị bảo tồn đáng kể. Khu vực này là một phần của mạng lưới các khu bảo vệ lớn hơn, và tiếp giáp với Khu bảo tồn Sao la Huế, với tổng diện tích cả hai khu bảo tồn xấp xỉ khoảng 32.000 ha. Khu bảo tồn có địa hình gồ ghề, nằm trên sườn phía bắc của một dãy núi, là một phần của dãy Trường Sơn. Khu vực này có lượng mưa hàng năm cao. Trong khi các cuộc điều tra trước đây vào những năm 1990 và đầu những năm 2000 đã ghi nhận một số loài động vật có vú lớn biểu trưng như báo hoa mai (Panthera pardus), hổ Đông Dương (Panthera tigris), bò tót Đông Nam Á (Bos gaurus), gấu chó (Helarctos malayanus), Sao la (Pseudoryx nghetinhensis), và Mang lớn/ Mang Vũ Quang (muntjac muntiacus vuquangensis), thì các điều tra gần đây không ghi nhận được các loài này. Loài mà dựa vào đó Khu bảo tồn được hình thành là Saola có nguy cơ tuyệt chủng, đã không được tìm thấy kể từ khi ảnh chụp từ bẫy ảnh được chụp ở năm 2013, và hầu hết các nhà sinh vật học đồng ý rằng quần thể saola sẽ không sinh sống được trong cảnh quan này thời gian dài nếu không có sự can thiệp (theo Tilker et al. 2017).

Các khảo sát thực địa ở các khu bảo tồn đã khẳng định tầm quan trọng về đa dạng sinh học của khu vực này với 39 loài thú, 140 loài chim, 194 loài bò sát và lưỡng cư và rất đáng kể là 575 loài thực vật. Nhiều loài trong số này được quốc tế và quốc gia công nhận là loài có nguy cơ tuyệt chủng cao (theo IUCN 2018; MoST 2007) và có tầm quan trọng cao cần được bảo vệ.

Các loài chính được biết đến vẫn còn xuất hiện ở khu vực này bao gồm loài thỏ vằn Trường Sơn (Annamite Nesolagus timminsi), một loài thú ít được biết đến có vẻ vẫn còn xuất hiện ở đây với số lượng tương đối. Các loài chim quan trọng bao gồm khướu mỏ dài (Jrenouilleia danjoui), gà so Trung Bộ (Annam Partridge Arborophila merlini), chim Niệc nâu (Hornbill Anorrhinus austeni), Hồng hoàng (Buceros bicornis).

Loài bò sát và lưỡng cư bao gồm một số loài rùa, trong đó có rùa cực kỳ nguy cấp như rùa cổ sọc (Mauremys annamensis) và rùa hộp trán vàng (Bourret Cuora bourreti) và một số loài nguy cấp và dễ bị tổn thương như rùa đầu to Platysternidae, rùa đầm Geoemydidae, rùa cạn (Testudinidae) và rùa mai mềm (Trionychidae). Tổng cộng có 45 loài thực vật được phát hiện ở Khu bảo tồn được xếp vào hàng nguy cấp ở cấp độ quốc gia hoặc quốc tế.

Nguồn: Cục BTTN & ĐDSH