Trong vòng 16 năm kể từ khi được thương mại hóa rộng rãi, cây trồng chuyển gen (còn gọi là cây trồng GM, cây trồng biến đổi gen, cây trồng công nghệ sinh học) đã đem lại lợi ích kinh tế ngoạn mục cho người nông dân nói riêng và tác động tích cực đối với môi trường ở các quốc gia ứng dụng công nghệ mới trong nông nghiệp.
“Tại những nơi mà nông dân được lựa chọn trồng cây trồng GM, mức độ ứng dụng đã và đang tăng rất nhanh. Tại sao vậy? Vì những lợi ích kinh tế mà chính những người nông dân đã nhận thức được một cách rõ ràng qua quá trình trồng trọt. Con số này đã đạt hơn 130 USD/ha vào năm 2011” – Tiến sỹ Graham Brookes, Giám đốc PG Economics, đồng tác giả báo cáo chia sẻ.
“Người nông dân tại các quốc gia đang phát triển chính là đối tượng thụ hưởng lợi của những ích lợi đang ngày càng gia tăng này. Môi trường cũng được bảo vệ tốt hơn nhờ việc nông dân ngày càng áp dụng phương pháp canh tác ít ảnh hưởng đến lớp đất phủ, quản lý cỏ dại bằng cách sử dụng các thuốc diệt cỏ lành tính và giảm thiểu lượng thuốc trừ sâu sử dụng nhờ ứng dụng cây trồng biến đổi gen kháng sâu hại.
Việc giảm phun thuốc trừ sâu và chuyển đổi sang phương thức canh tác “không làm đất” ngày càng đóng vai trò tích cực trong giảm hiệu ứng nhà kính gây ra do canh tác nông nghiệp.”
Các kết luận quan trọng rút ra từ báo cáo:
• Lợi ích kinh tế ròng ở cấp độ trang trại trong năm 2011 là 19,8 tỷ USD, tương đương với mức tăng trung bình 133 USD/ha. Trong vòng 16 năm (1996 – 2011), tổng mức tăng lên của thu nhập trang trại toàn cầu nhờ ứng dụng cây trồng GM là 98,2 tỷ USD.
• Trong tổng lợi ích thu nhập canh tác, 49% (tương đương với 48 tỷ USD) có được nhờ năng suất thu hoạch cao hơn do giảm sâu hại, áp lực về cỏ dại và hệ gen được cải thiện, còn lại nhờ việc giảm thiểu chi phí canh tác.
• Công nghệ kháng sâu (IR) được ứng dụng trong bông vải và ngô đã liên tục góp phần khai thác tốt hơn tiềm năng năng suất của hạt giống nhờ giảm thiệt hại năng suất do sâu đục phá gây ra. Năng suất trung bình tăng lên trong suốt giai đoạn 1996 – 2011 là trên 10,1% đối với ngô biến đổi gen và 15,8% đối với bông vải biến đổi gen kháng sâu.
• Phần lớn (51%) thu nhập từ canh tác năm 2011 đã đến trực tiếp với người nông dân của các quốc gia đang phát triển, 90% của nhóm này là những nông hộ nhỏ và nghèo. Tổng cộng từ năm 1996 – 2011, khoảng 50% tổng lợi ích thu về đã đến được với nông dân ở các quốc gia đã và đang phát triển.
• Chi phí nông dân phải trả để có thể tiếp cận được với công nghệ cây trồng này vào năm 2011 là 21% so với lợi nhuận họ thu lại được từ ứng dụng công nghệ này (tổng cộng 24,2 tỷ USD tổng lợi nhuận thu nhập trang trại, trong đó nông dân thu được 19,8 tỷ USD và chi phí cho chuỗi cung ứng hạt giống là 5,4 tỷ USD).
• Từ năm 1996 – 2011, cây trồng biến đổi gen “chịu trách nhiệm” cho sản lượng 110 triệu tấn đậu tương và 195 triệu tấn ngô tăng lên trên toàn cầu. Công nghệ này cũng đã góp phần tạo ra thêm 15,8 triệu tấn bông vải và 6,6 triệu tấn cải dầu.
• Nếu cây trồng biến đổi gen không được thương mại hóa cho hơn 16,7 triệu nông dân sử dụng công nghệ vào năm 2011 thì để đạt được cùng sản lượng, sẽ cần phải có thêm 5,4 triệu ha đậu tương, 6,6 triệu ha ngô, 3,3 triệu ha bông vải và 0,2 triệu ha cải dầu. Diện tích này tương ứng với việc nước Mỹ phải “phình ra” thêm 9% hay Brazil thêm 25% hoặc Liên minh châu Âu 28% (27 thành viên).
• Cây trồng công nghệ sinh học góp phần giảm hiệu ứng nhà kính từ quá trình canh tác nhờ việc giảm lượng năng lượng sử dụng, tăng lượng carbon lưu trữ trong đất nhờ giảm việc làm đất. Điều này tương ứng với việc trong năm 2011, hơn 23 tỷ kg carbon dioxide đã được ngăn ngừa không bị thải vào môi trường (lượng khí thải giảm thiểu tương đương với việc “chặn” thành công 10,2 triệu xe ô tô lưu thông trên đường trong 1 năm).
• Cây trồng công nghệ sinh học đã giảm 474 triệu kg thuốc trừ sâu (tương đương 9%) trong giai đoạn 1996 – 2011, tương ứng với tổng lượng hoạt chất trừ sâu lại liên minh châu Âu 27 trong một năm với 3 vụ trồng trọt. Điều này tương ứng với việc giảm tác động lên môi trường 18,1% nhờ giảm lượng thuốc trừ sâu sử dụng trên diện tích trồng cây trồng công nghệ sinh học.
• Môi trường đã hưởng lợi từ các hạt giống biến đổi gen kháng sâu chủ yếu từ việc giảm lượng thuốc trừ sâu sử dụng trong canh tác, từ hạt giống biến đổi gen kháng thuốc trừ cỏ nhờ vào việc ứng dụng các lại thuốc trừ cỏ lành tính và chuyển đổi hệ thống canh tác từ các phương pháp canh tác truyền thống sang phương pháp canh tác không làm đất ở cả Bắc và Nam Mỹ. Sự thay đổi trong hệ thống sản xuất này đã giảm thiểu mức độ khí thải nhà kính vào môi trường bằng việc giảm các nhiên liệu sử dụng cho máy kéo và tăng lưu trữ khí carbon trong đất.
Để biết thêm thông tin chi tiết, xin liên hệ:
Tiến sỹ Graham Brookes. | Điện thoại: +44(0)1531650123 | www.pgeconomics.co.uk