Nghiên cứu về gen giúp đậu tương chống chịu lũ

Các giống đậu tương phát triển trên những cánh đồng lúa ở Đông Nam Á có thể cung cấp nhiều gen cần thiết cho việc phát triển đậu tương chịu được lũ lụt, với các đặc tính thường thấy như thối rễ và các bệnh cây trồng khác.

 

Tara VanToai theo đuổi các gen quy định những đặc điểm này của cây đậu tương. Bà hiện đang làm việc với tư cách là một cộng tác viên tại Đơn vị nghiên cứu thoát nước cho đất trực thuộc ARS ở Columbus, Ohio.

VanToai làm việc với nhà nghiên cứu bệnh học thực vật Anne Dorrance, các nhà chọn tạo giống đậu tương Grover Shannon và Henry Nguyễn trong việc tìm kiếm các gen bảo vệ chống lại cả lũ lụt và dịch bệnh cây trồng. Nhóm nghiên cứu này hoạt động trên nhiều mặt, bao gồm chọn tạo giống với sự giúp đỡ của các markers DNA, chuyển gen và  quản lý đất – tất cả cho nỗ lực phát triển đậu tương trên đất ướt.

Lớn lên ở đồng bằng sông Cửu Long và sau đó làm việc ở Ohio, VanToai đã có kinh nghiệm với việc lũ lụt gây ra cho cây trồng. Trong hơn hai thập kỷ qua, Bà đã nghiên cứu khả năng chịu lũ lụt của đậu tương trong một giới hạn về môi trường, bao gồm: nhà kính, các phòng thí nghiệm, các cánh đồng thực nghiệm và các nông trường. Bà và các đồng nghiệp của mình đã tìm kiếm và kết hợp các gen từ các giống đậu tương phi bản địa trong một nỗ lực để bổ sung cho nền tảng di truyền còn hạn hẹp của đậu tương Mỹ đồng thời cải thiện khả năng chống chịu đất ẩm ướt và các bệnh liên quan.

Nghiên cứu bao gồm các dòng đậu tương có nguồn gốc từ Việt Nam và Cam-pu-chia, dòng phát triển thông qua chọn lọc của nông dân và người làm vườn, và dòng từ Úc, Trung Quốc, Nhật Bản và Đài Loan đã được tạo ra với kỹ thuật lai tạo giống hiện đại.

Thực nghiệm với 21 giống đậu tương trong điều kiện ngập lụt tại Cần Thơ, Việt Nam, cho kết quả ba dòng đậu tương VND2, Nam Vang, và ATF15-1 có khả năng chịu lũ lụt vượt trội: Nam Vang có nguồn gốc từ Campuchia; VND2 và ATF15-1 có nguồn gốc từ Trung Quốc  và Úc. Thí nghiệm trồng trong chậu được tiến hành như sau: Khi hoa của từng cây nở rộ, nó được đặt trồng trong một xô nước trong vòng hai tuần với mực nước cao hơn bề mặt đất 2 inch, cây trồng từ 3 dòng này phát triển cao nhất, cho hạt to nhất và có năng suất cao nhất. Van Toai và nhóm nghiên cứu đã thực hiện nghiên cứu này với Trần Thị Cúc Hòa và Nguyễn Thị Ngọc Huế thuộc Viện Nghiên cứu Lúa đồng bằng sông Cửu Long.

Thực nghiệm được nhân rộng trồng tại các cánh đồng ngập nước khác và cho kết quả tương đồng.

Theo Agbiotech.com.vn