Phát triển bản đồ di truyền chi tiết của những giống lúa mì trên thế giới

Các nhà nghiên cứu thuộc ĐH Kansas đứng đầu là Eduard Akhunov đã phát triển được bản đồ haplotype đầu tiên của lúa mì, cung cấp những dữ liệu rất chi tiết về những khác biệt di truyền của mẫu giống lúa mì trên toàn thế giới.

Nghiên cứu này bao gốm 62 dòng lúa mì có tr6n khắp thế giới cả giống mới cải tiến và giống chưa được cải tiến qua kỹ thuật chọn tạo giống phổ thông, được gọi là dòng bản địa (landraces). Nhằm giảm thiểu các phức tạp vốn có trong bộ gen lúa mì, nhóm nghiên cứu đã phát triển một công cụ có tên là “exome capture assay” để hoàn thiện kết quả chạy trình tự vùng mục tiêu của những phần đoạn mang chức năng rõ ràng của bộ gen cực kỳ vĩ đại của lúa mì. Kỹ thuật này tránh đụng những phần đoạn của genome có tính chất lập lại, theo ý kiến của Akhunov. Họ đã tìm thấy 1,6 triệu vị trí (single nucleotide polymorphisms) trong bộ gen ở đó các dòng lúa mì biểu hiện tính khác biệt với dòng khác. Họ đã sử dụng nguồn thông tin này để mô tả sự tác động  của các khác biệt ấy đối với chức năng của hàng vạn gen của lúa mì.

 

“Trong tương lai, chúng tôi sẽ phát triển các dòng lúa mì đã được định tính nhờ chiến lược sequencing bằng cách không chỉ xem xét khác biệt về di truyền, khác biệt về địa lý, mà còn xem xét khoảng cách mối liên hệ gần và xa của lúa mì. Những dòng lúa mì có quan hệ huyết thống gần nhau được biết như một ngân hàng dự trữ các gen có giá trị phục vụ nông nghiệp, chúng có thể cải tiến tính kháng với stress sinh học và phi sinh học, hay những tính trạng phẩm chất khác, và dĩ nhiên là năng suất tăng,” Akhunov đã nói.

 

Xem the K-State website.

Hình: các nhà khoa học của Kansas State University đã phát triển chi tiết bản đồ haplotype đầu tiên của lúa mì. Giữa là Eduard Akhunov, PGS về bệnh cây, bên trái là Katherine Jordan, bên phải là Shichen Wang