Ngày 23 tháng 4 năm 2014, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 23 của Nghị định thư bổ sung Nagoya – Kuala Lumpur về nghĩa vụ pháp lý và bồi thường trong khuôn khổ Nghị định thư Cartagena về an toàn sinh học.
Trước đó, ngày 21 tháng 4 năm 2014, thay mặt Chính phủ nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, ông Phạm Bình Minh đã ký văn kiện về việc Việt Nam gia nhập Nghị định thư bổ sung nêu trên.
Khi gia nhập Nghị định thư bổ sung, Việt Nam được hưởng các quyền cũng như các nghĩa vụ phát sinh như sau:
1. Các quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khi tham gia Nghị định thư bổ sung:
– Quyền sử dụng hệ thống quy định của Việt Nam để giải quyết các thiệt hại xảy ra trong phạm vi quyền tài phán quốc gia;
– Quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân phải chi trả chi phí đánh giá thiệt hại và chi phí thực hiện các biện pháp ứng phó phù hợp. Trong trường hợp tổ chức, cá nhân không thể thực hiện được các biện pháp đó, cơ quan có thẩm quyền sẽ thực hiện các biện pháp ứng phó phù hợp và có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân phải chi trả chi phí đánh giá thiệt hại và chi phí thực hiện các biện pháp ứng phó phù hợp. Trách nhiệm chi trả các chi phí tuân theo quy định của quốc gia;
– Quyền miễn trừ: Việt Nam có thể quy định các điều khoản miễn trừ khi xảy ra thiên tai hoặc các điều kiện bất khả kháng; chiến tranh hoặc bất ổn xã hội và các điều khoản miễn trừ khác nếu thấy phù hợp;
– Quyền quy định trong luật về giới hạn thời gian: Việt Nam có quyền quy định giới hạn thời gian tương đối và (hoặc) tuyệt đối bao gồm các hành động liên quan đến biện pháp đáp ứng và thời điểm khởi đầu của giới hạn thời gian;
– Quyền quy định về giới hạn tài chính: Việt Nam có thể quy định các giới hạn tài chính đối với việc bồi hoàn các chi phí thực hiện các biện pháp ứng phó;
– Quyền truy đòi: Việt Nam quy định quyềntruy đòi hoặc quyền được bồi hoàn của tổ chức, cá nhân đối với các tổ chức, cánhân gây ra thiệt hại;
– Quyền đảm bảo tài chính: Việt Nam có quyền quy định điều khoản vềđảm bảo tài chính. Các quyền về đảm bảo này được xem xét theo phương pháp tiếp cận phòng ngừa tại Nguyên tắc thứ 13 và 15 của Tuyên bố Rio về Môi trường và Phát triển và yêu cầu các biện pháp ứng phó phù hợp khi có thiệt hại hoặc khi có khả năng xảy ra các thiệt hại phù hợp với Nghị định thư Cartagena.
2. Các nghĩa vụ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khi tham gia Nghị định thư bổ sung:
– Việt Nam có trách nhiệm quy định trongluật pháp quốc gia về mối quan hệ nhân quả giữa sinh vật biến đổi gen và thiệthại do chúng gây ra;
– Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phải thực hiện các biện pháp ứng phó phù hợp khi tổ chức, cá nhân không thể thực hiện được các biện pháp đó theo quy định của quốc gia. Cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm: xác định tổ chức, cá nhân gây ra thiệt hại; đánh giá thiệt hại và xác định những biện pháp ứng phó mà tổ chức, cá nhân cần phải thực hiện;
– Việt Nam có nghĩa vụ xây dựng các quy định, thủ tục quốc gia về xử lý thiệt hại và thực hiện trách nhiệm dân sự đối với tài sản và người bị thiệt hại do sinh vật biến đổi gen gây ra. Để thực hiện nghĩa vụ này, Việt Nam có thể quyết định tiếp tục áp dụng các quy định hiện hành trong nước về thiệt hại và trách nhiệm dân sự hoặc/và ban hành thêm các văn bản quy phạm pháp luật mới điều chỉnh riêng vấn đề thiệt hại và trách nhiệm dân sự do sinh vật biến đổi gen gây ra. Nếu xây dựng luật và quy định mới về trách nhiệm dân sự, văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam cần phải điều chỉnh ít nhất các yếu tố: thiệt hại, điều kiện xác định trách nhiệm (trách nhiệm khi có lỗi), chuyển giao trách nhiệm (nếu có) và quyền khởi kiện (yêu cầu thực hiện trách nhiệm dân sự).Theo Phòng Quản lý nguồn gen và An toàn sinh học
Cục Bảo tồn đa dạng sinh học