Việt Nam chú trọng đến vấn đề bảo hộ nguồn gen

9/10 đã diễn ra phiên họp lần thứ 50 của Đại hội đồng các quốc gia thành viên Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) tại Geneva, Thụy Sĩ.

 

Trưởng đoàn Việt Nam tham dự phiên họp, ông Tạ Quang Minh, Cục trưởng Cục Sở hữutrí tuệ quốc gia đã có buổi trả lời phỏng vấn với phóng viên thường trú TTXVNtại Thụy Sĩ.

– Cục trưởng có thể cho biết những mong muốn và sự quan tâm đặc biệt củaViệt Nam trong phiên họp lần thứ 50 của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO)tại Geneva lần này?

Cục trưởng Tạ Quang Minh: Đại hội đồng WIPO là cơ quan quyền lực nhất củaWIPO, có nhiệm vụ xem xét và quyết định các vấn đề do các liên minh và ủy bankiến nghị. Năm nay, các nội dung mà Việt Nam quan tâm gồm rà soát lại kết quảlàm việc của các Ủy ban trong năm qua và đưa ra định hướng trong năm tới. Đặcbiệt, Việt Nam quan tâm đến vấn đề đàm phán về bảo hộ nguồn gen, tri thức truyềnthống và văn hóa dân gian và triển khai Chương trình phát triển WIPO – chươngtrình hỗ trợ các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam.Việt Nam đang đượchưởng lợi từ việc triển khai các Dự án thuộc Chương trình phát triển, cụ thể:đang nhận được sự hỗ trợ của WIPO trong việc tiếp cận với các nguồn thông tinsáng chế và phi sáng chế, tiếp cận với Chương trình Tiếp cận với cơ sở dữ liệuphục vụ việc nghiên cứu và phát triển của WIPO trong khuôn khổ Dự án Tiếp cậnvới cơ sở dữ liệu; đang phối hợp với WIPO nghiên cứu, hỗ trợ ba sản phẩm đượclựa chọn gồm Chè Ba Vì, nước mắm Phú Yên và Hoa Đà Lạt để xây dựng thương hiệu.

Ngoài những mong muốn, Việt Nam cũng có những kế hoạch triển khai hợp tácsong phương với các cơ quan Sở hữu trí tuệ của các nước như là Mỹ, Pháp, Nga, Australia và chúng ta cũng là một trong những thành viên của ASEAN mà tổ chứcnày có các mối quan hệ hợp tác với các cơ quan sở hữu trí tuệ thế giới WIPO vàCơ quan Sáng chế châu Âu (EPO) và với Nhật Bản. Đây cũng là dịp để chúng ta họctập kinh nghiệm, tham gia đánh giá các xu hướng bảo hộ sở hữu trí tuệ trên thếgiới để có định hướng phát triển hệ thống sở hữu trí tuệ Việt Nam cho phù hợp,đồng thời đẩy mạnh hợp tác kỹ thuật của Việt Nam với WIPO và chủ động tìm kiếmcác cơ hội hợp tác.

– Vấn đề bảo hộ nguồn gen, tri thức truyền thống và văn hóa dân gian ởphạm vi toàn cầu đang là một trong những vấn đề được quan tâm của WIPO, Cụctrưởng có thể điểm qua tình hình đàm phán vấn đề này trong khuôn khổ WIPO và lậptrường và sự tham gia của Việt Nam trong thời gian qua?

Cục trưởng Tạ Quang Minh: Là một nước giàu nguồn gen, giàu tri thức truyềnthống, chúng ta rất quan tâm đến vấn đề bảo hộ nguồn gen. Theo quyết định củaĐại hội đồng, các cuộc đàm phán đã được thực hiện về các vấn đề bảo hộ nguồngen, tri thức truyền thống và văn hóa dân gian dựa trên dự thảo văn kiện do Banthư ký đưa ra. Hiện nay, Ủy ban liên chính phủ về Sở hữu trí tuệ và nguồn gen,tri thức truyền thống và văn hóa dân gian (IGC) đã họp rất nhiều phiên và đạtđược một số kết quả nhất định.

Qua hai năm đàm phán, những vấn đề trên đã đạtđược một số tiến bộ về hình thức, nghĩa là các nước đã chấp nhận đàm phán và cóý kiến về lời văn của các dự thảo. Tuy nhiên, vấn đề mấu chốt là phương thức bảohộ (bộc lộ bắt buộc, thiết lập các cơ sở dữ liệu hay điều chỉnh thông qua hợpđồng) thì chưa đạt được sự tiến triển vì có nhiều quan điểm khác nhau. Một sốnước đang phát triển muốn bảo hộ nguồn gen, tri thức truyền thống rất là mạnh,trong khuôn khổ của pháp luật sở hữu trí tuệ và có chế tài để chống lại sự xâmphạm. Một số nước phát triển lại không muốn bảo hộ theo cơ chế như vậy, mà bảohộ dưới dạng hợp đồng riêng lẻ, có thể sử dụng hệ thống tòa án dân sự hoặc hànhchính để xử lý những trường hợp vi phạm.

Quan điểm của Việt Nam là ủng hộ việc bộc lộ bắt buộc nguồn gen, tri thứctruyền thống liên quan trong đơn sáng chế, có cơ chế xin phép trước và chia sẻlợi ích và có chế tài cho các hành vi không tuân thủ. Việt Nam cho rằng việc đạtđược các Văn kiện quốc tế có tính ràng buộc về bảo hộ nguồn gen, tri thức truyềnthống và văn hóa dân gian là rất quan trọng nhằm cung cấp công cụ hiệu quả chốnglại việc ăn cắp tài nguyên sinh học và sử dụng trái phép nguồn gen, tri thứctruyền thống và văn hóa dân gian. Tuy nhiên, việc bảo hộ và sử dụng bền vữngnguồn gen, tri thức truyền thống và văn hóa dân gian chỉ có thể đạt được thôngqua việc thiết lập các quy tắc và nghĩa vụ phù hợp với các mục tiêu và nguyêntắc của Công ước về Đa dạng sinh học và Nghị định thư Nagoya về tiếp cận nguồngen và chia sẻ lợi ích thu được từ việc sử dụng chúng. Do đó, Việt Nam ủng hộviệc tổ chức các phiên họp, nếu cần thiết, trong IGC để hoàn tất các nội dungcòn khác biệt, cũng như việc triệu tập Hội nghị ngoại giao để thông qua các Dựthảo văn kiện này.

– Trong Chiến lược Phát triển Kinh tế Xã hội hướng tới năm 2020 của ViệtNam có nhấn mạnh đến việc tập trung phát triển và khai thác các tài sản sở hữutrí tuệ, Cục trưởng có thể nêu rõ vai trò của sở hữu trí tuệ đối với việc thúcđẩy đổi mới và sáng tạo trong sự nghiệp phát triển kinh tế và xã hội của đấtnước?

Cục trưởng Tạ Quang Minh: Trước tiên cũng cần phải hiểu sở hữu trí tuệ làgì? Sở hữu trí tuệ là quyền đối với các đối tượng sở hữu trí tuệ. Sở hữu trítuệ gồm ba bộ phận cấu thành là Quyền sở hữu công nghiệp; Quyền tác giả và quyềnliên quan; Quyền đối với giống cây trồng mới. Các đối tượng sở hữu công nghiệplà sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, thiết kế, tênthương mại, quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.

Cơ chế bảo hộ sở hữu trí tuệ đó là bảo hộ độc quyền sử dụng và ngăn ngườikhác sử dụng cho chủ sở hữu quyền trong một thời gian nhất định. Đổi lại, chủ sởhữu quyền phải bộc lộ các thông tin. Nhờ việc bộc lộ thông tin đó mà xã hội biếtđến những công nghệ mới, sáng chế mới để không có những đầu tư sáng chế trùnglặp, tránh chi phí vô ích. Từ việc tiết kiệm chi phí, họ sẽ khả năng đầu tư đểphát triển công nghệ đó lên. Bằng cơ chế đó, việc bảo hộ sở hữu trí tuệ sẽkhuyến khích các nhà sáng tạo, các doanh nghiệp trong nước đầu tư vào nghiên cứuvà triển khai các công nghệ mới, từ đó nâng cao giá trị gia tăng trong các sảnphẩm, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Ngoài ra, việc bảo hộ sáng chế, công nghệ mới cũng là một công cụ đểkhuyến khích đầu tư, chuyển giao công nghệ mới. Vì không một công ty nào hay nhàđầu tư nào muốn đưa vào một nước không có gì đảm bảo cho việc bảo hộ sở hữu trítuệ. Khi đó không có gì đảm bảo rằng những sản phẩm sáng tạo của họ không bịđánh cắp vì vậy họ sẽ không thu hồi được vốn mà họ đã đầu tư để nghiên cứu sángtạo. Chính vì vậy, nếu có được cơ chế bảo hộ sở hữu trí tuệ hiệu quả sẽ khuyếnkhích các nhà đầu tư nước ngoài đưa các công nghệ mới vào đầu tư tại Việt Nam vàchuyển giao các công nghệ mới cho Việt Nam. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu củaViệt nam cũng có thể tìm hiểu các thông tin sáng chế đang được bảo hộ để tránhnghiên cứu trùng lặp và xác định các xu thế công nghệ của thế giới để đầu tưnghiên cứu. Đối với sáng chế đã hết thời gian sử dụng, các doanh nghiệp Việt Namcó thể đầu tư áp dụng miễn phí./.

Theo Tố Uyên/Geneve (Vietnam+)