Xây dựng dự thảo Thông tư ban hành quy trình kiểm kê, quan trắc đa dạng sinh học

Thực hiện Chương trình xây dng văn bn quy phm pháp lut năm 2024 ca B Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), trong thời gian qua, Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan xây dựng dự thảo Thông tư ban hành quy trình kim kê, quan trc đa dng sinh hc (Thông tư).

Quá trình xây dựng Thông tư đã được Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học thực hiện tuân thủ đúng quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2020. Theo đó, dự thảo Thông tư được xây dựng với kết cấu gồm 04 Chương, 20 Điều và 16 Phụ lục với các nội dung cơ bản gồm: Quy định chung, quy trình kiểm kê đa dạng sinh học, quy trình quan trắc đa dạng sinh học và điều khoản thi hành.

Kiểm kê đa dạng sinh học được hiểu là việc điều tra, đánh giá, xác định tình trạng đa dạng sinh học theo các chỉ tiêu đa dạng sinh học trên thực tế tại thời điểm kiểm kê và thực hiện đối chiếu sự tăng, giảm số liệu theo thống kê trong sổ sách, hồ sơ quản lý đa dạng sinh học của các khu vực được xác định. Quan trắc đa dạng sinh học được hiểu là việc đo đạc lặp đi lặp lại trực tiếp hoặc gián tiếp theo chu kỳ một cách có hệ thống các chỉ thị đa dạng sinh học. Kiểm kê, quan trắc đa dạng sinh học là một lĩnh vực mới mẻ ở Việt Nam nếu so với những nghiên cứu, quy định về điều tra cơ bản về tài nguyên thiên nhiên nói chung và điều tra về tài nguyên rừng nói riêng.

Kiểm kê, quan trắc đa dạng sinh học thực sự nổi lên như là một yêu cầu cấp bách, là sự cần thiết cho công tác bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học nói riêng,  bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững nói chung của các quốc gia từ khi Công ước quốc tế về đa dạng sinh học (CBD) chính thức yêu cầu và hướng dẫn các quốc gia thực hiện quan trắc đa dạng sinh học vào những năm đầu của thế kỷ 20. Thông tin, số liệu, dữ liệu từ kết quả kiểm kê, quan trắc đa dạng sinh học là cơ sở để đánh giá đúng hiện trạng thực tế, dự báo diễn biến trong thời gian tiếp theo, phục vụ đắc lực cho quá trình chỉ đạo, tổ chức thực hiện hiệu quả công tác quản lý nhà nước.

Đến nay, việc nghiên cứu và thực hiện kiểm kê, quan trắc đa dạng sinh học của Việt Nam chủ yếu được thực hiện thông qua một số dự án, chương trình cụ thể có nguồn lực hỗ trợ thực hiện đối với một số đối tượng đặc thù, tại một số khu bảo tồn thiên nhiên như: Hoạt động quan trắc đa dạng sinh học được thực hiện trên một số đối tượng như: Hoạt động giám sát, quan trắc chim ở Việt Nam tại VQG Ba Bể (Bắc Kạn), Khu BTTN Na Hang (Tuyên Quang), Khu BTTN Hoàng Liên – Văn Bàn, Khu BTTN Đông Sơn –Kỳ Thượng… Hoạt động giám sát, quan trắc các nhóm loài quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng như  loài hổ, gấu (VQG Pù Mát- Nghệ An), thú linh trưởng VQG Phong Nha – Quảng Bình; quần thể Voọc đầu trắng Vườn quốc gia Cát Bà – Hải Phòng… Quan trắc đa dạng sinh học hệ sinh thái biển tại Khu bảo tồn biển Nha Trang. Bên cạnh đó, đã có một số nghiên cứu trong nước, một số kinh nghiệm quốc tế về phương pháp, quy trình kiểm kê, quan trắc đa dạng sinh học đối với một số chỉ tiêu, chỉ thị về đa dạng sinh học.

Việc thể chế hóa các nội dung cụ thể về kiểm kê, quan trắc đa dạng sinh học đến nay còn rất hạn chế. Hiện, mới chỉ có quy định về quy trình, nội dung điều tra, kiểm kê rừng trong hệ thống pháp luật lâm nghiệp, trong đó có một số chỉ tiêu, chỉ thị liên quan đến đa dạng sinh học đã được thể chế hóa, còn lại hầu hết các chỉ tiêu, chỉ thị về kiểm kê, quan trắc đa dạng sinh học quy định tại Quyết định số 2067/QĐ-TTg chưa có hướng dẫn cụ thể về quy trình, định mức để triển khai thực hiện.

Chính vì vậy, việc xây dựng, ban hành dự thảo Thông tư đang đặt ra cấp thiết để thực thi quy định pháp luật liên quan, vừa đáp ứng yêu cầu thực tiễn quản lý đặt ra đối với công tác bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học./.

NBCA