Hướng dẫn hưởng ứng Ngày Đất ngập nước thế giới năm 2024

Ngày 02/2 hàng năm được chọn là Ngày Đất ngập nước Thế giới, đây là sáng kiến của Công ước quốc tế về bảo tồn và sử dụng một cách hợp lý và thích đáng các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, đặc biệt như là nơi cư trú của loài chim nước (Ramsar) được ký năm 1971 tại thành phố Ramsar, nhằm mục đích nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò của các vùng đất ngập nước đối với con người và trái đất, từ đó có các hành động thúc đẩy việc bảo tồn, sử dụng hợp lý và phục hồi đất ngập nước.

Chủ đề Ngày Đất ngập nước Thế giới năm 2024 đã được chọn là “Đất ngập nước và Phúc lợi cho con người”, khẳng định mối liên hệ giữa phúc lợi cho con người với sức khỏe của các vùng đất ngập nước trên thế giới; nhấn mạnh tầm quan trọng trong các hoạt động quản lý của con người đối với các vùng đất ngập nước trên thế giới.

Nguồn: Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học

Hưởng ứng Đất ngập nước Thế giới năm 2024 và theo lời kêu gọi của Đại Hội đồng Liên hợp quốc về Thập kỷ “Phục hồi Hệ sinh thái”, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có Công văn số 183/BTNMT-BTĐD ngày 11/01/2024 gửi các Bộ, cơ quan ngang Bộ và cơ quan thuộc Chính phủ; Cơ quan Trung ương của các Ban, ngành và đoàn thể; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị tổ chức một số hoạt động sau:

  1. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến về giá trị và tầm quan trọng của các vùng đất ngập nước đối với sự sống của con người và thiên nhiên, tăng cường nhận thức về các mối đe dọa chính đối với hệ sinh thái đất ngập nước, đồng thời kêu gọi mọi người dân cùng cam kết bảo vệ, sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước, tăng cường quản lý, phục hồi đất ngập nước.
  2. Tiến hành các hoạt động truyền thông phù hợp, tổ chức lễ kỷ niệm, các cuộc thi, triển lãm hoặc phát động các phong trào gắn với chủ đề Ngày Đất ngập nước Thế giới năm 2024. 3. Tích hợp nội dung về bảo vệ giá trị đất ngập nước, quản lý, phục hồi và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước vào các chương trình, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển của Bộ, ngành và địa phương. 4. Đẩy mạnh thực hiện các giải pháp bảo tồn, quản lý và phục hồi các vùng đất ngập nước để ngăn chặn các cuộc khủng hoảng khí hậu và đa dạng sinh học.
  3. Tích hợp nội dung về bảo vệ giá trị đất ngập nước, quản lý, phục hồi và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước vào các chương trình, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển của Bộ, ngành và địa phương.
  4. Đẩy mạnh thực hiện các giải pháp bảo tồn, quản lý và phục hồi các vùng đất ngập nước để ngăn chặn các cuộc khủng hoảng khí hậu và đa dạng sinh học.

NBCA