Một số tồn tại, hạn chế thực hiện quy định pháp luật về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước, bảo tồn các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ tại Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Thạnh Phú

Khu Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước (KBTTN ĐNN) Thạnh Phú được Thủ tướng Chính phủ thành lập theo Quyết định số 1026/QĐ-TTg ngày 13/11/1998 trong hệ thống thống rừng đặc dụng quốc gia với quy mô 4.510 ha, thuộc địa phận tỉnh Bến Tre. Thời gian qua, các hoạt động thực hiện nội dung về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước, bảo tồn các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ đã được KBTTN ĐNN Thạnh Phú triển khai thực hiện.

Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đã đạt được, việc thực hiện các nội dung về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước, bảo tồn các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ tại KBTTN ĐNN Thạnh Phú còn một số tồn tại, hạn chế. Theo đó, Bên cạnh các kết quả đã đạt được, việc quản lý KBT còn một số tồn tại, hạn chế. Theo đó, các hoạt động về bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn và sử dụng bền vững ĐNN, bảo vệ các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ mới được chú trọng thực hiện theo quy định pháp luật về lâm nghiệp. Phương án quản lý rừng bền vững giai đoạn 2021-2030 của ban Quản lý Rừng Phòng hộ và Đặc dụng chưa nêu rõ nội dung về bảo vệ, bảo tồn và sử dụng bền vững vùng đất ngập nước.

Bên cạnh đó, các trường hợp lấn chiếm đất trong khu bảo tồn để nuôi thuỷ sản và sản xuất nông nghiệp chưa có biện pháp xử lý dứt điểm. Hiện xuất hiện tình trạng xói lở bờ biển nhưng chưa có các giải pháp khắc phục hiệu quả; Ranh giới giữa vùng quy hoạch lâm nghiệp với các vùng tiếp giáp khu dân cư chưa rõ ràng, khó xác định nên gây khó khăn trong công tác xử lý vi phạm. Mặt khác, chính sách chung về hỗ trợ cán bộ quản lý rừng còn chưa đảm bảo dẫn đến ảnh hưởng đến công tác bảo tồn, phát triển bền vững đất ngập nước, bảo tồn các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ của đơn vị.

Nguyên nhân của những tồn tại nêu trên được cho là do thiếu nguồn lực hỗ trợ hoạt động: bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước, bảo tồn các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; điều tra, giám sát, thống kê, báo cáo công tác đa dạng sinh học tại Khu bảo tồn. Để khắc phục những tồn tại, hạn chế trên, BQL KBT cần nghiên cứu, thực hiện các quy định pháp luật về sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước, bảo tồn các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ tại Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Thạnh Phú: các quy định pháp luật trong lĩnh vực quản lý sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước, bảo tồn các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ (Nghị định số 66/2019/NĐ-CP ngày 29/7/2019 của Chính phủ về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước; Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; Nghị định số 160/2013/NĐ-CP về ngày 12/11/2013 của Chính phủ về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ (Nghị định số 64/2019/NĐ-CP ngày 16/7/2019 của Chính phủ về sửa đổi Điều 7 Nghị định số 160/2013/NĐ-CP); Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; Quyết định số 1975/QĐ-TTg ngày 24/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước giai đoạn 2021-2030). Song song với đó, sớm triển khai, chủ động phối hợp các sở, ngành liên quan tham mưu báo cáo cấp thẩm quyền khắc phục các tồn tại, hạn chế.

Bên cạnh đó cũng cần có sự quan tâm của UBND tỉnh Bến Tre, chỉ đạo các Sở, ngành có liên quan tăng cường năng lực, nguồn lực cho Ban quản lý Khu bảo tồn để thực hiện các yêu cầu về quản lý, bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên theo quy định của Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020 và văn bản hướng dẫn thi hành; các hoạt động quan trắc, giám sát đa dạng sinh học; bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước, bảo tồn các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; phương án quản lý rừng bền vững; triển khai các công trình kè chống xói lở bờ biển và trồng phục hồi hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển.

Ngoài ra, hướng dẫn, chỉ đạo Ban quản lý nghiên cứu, thực hiện các quy định pháp luật về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học theo quy định, thực hiện các giải pháp để khắc phục những tồn tại và hạn chế trong quản lý khu bảo tồn; áp dụng các mô hình kinh tế sinh thái bền vững, mô hình đồng quản lý tài nguyên cho người dân sống trong khu bảo tồn nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế, giảm áp lực sử dụng tài nguyên thiên nhiên tại Khu bảo tồn. Căn cứ quy định tại Điều 152, 153 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; Điều 27 Nghị định số 66/2019/NĐ-CP ngày 29/7/2019 của Chính phủ về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước, chỉ đạo các sở, ngành có liên quan bố trí kinh phí cho các hoạt động bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường, ưu tiên thực hiện các nhiệm vụ: nghiên cứu các giải pháp bảo vệ các loài có trong sách đỏ Việt Nam và Thế giới; Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo tồn, bảo vệ nguồn gen và hệ sinh thái rừng ngập mặn.

Mặt khác, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh; tăng cường các biện pháp kiểm soát các mối đe dọa, hành vi xâm hại tới hệ sinh thái đất ngập nước, các loài hoang dã nguy cấp, quý, hiếm tại Khu bảo tồn./.

NBCA