Đăng ngày 18-09-2012 trong chuyên mục Tin thế giới
Tiến sĩ Clive James, người sáng lập và chủ tịch của Tổ chức quốc tế về tiếp thu các ứng dụng công nghệ sinh học nông nghiệp (ISAAA) cho biết, Báo cáo diện tích cây trồng tháng 6 của USDA: với 88% diện tích trồng ngô, 93% diện tích trồng đậu tương và 94% diện tích trồng bông là các giống biến đổi gen tập trung vào hai đặc tính chính là kháng sâu bệnh và chống chịu thuốc trừ cỏ, như vậy có thể thấy tỷ lệ ứng dụng 03 loại cây trồng biến đổi gen chính này tại Mỹ tiếp tục gia tăng.
Kể từ khi cây trồng biến đổi gen được thương mại hóa lần đầu tiên ở Mỹ và năm quốc gia khác vào năm 1996, hàng triệu nông dân tại 29 quốc gia trên toàn thế giới đã quyết định trồng và trồng lại cây trồng này, mô tả nét nổi bật của công nghệ với diện tích canh tác luỹ kế cây trồng CNSH trên 1,25 tỷ ha hoặc 3 tỷ mẫu – diện tích canh tác này lớn hơn 25% tổng diện tích đất của Hoa Kỳ. Dữ liệu của ISAAA chỉ ra rằng, nông dân Mỹ tiếp tục trồng cây công nghệ sinh học nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới trong năm 2011 – tổng cộng gần 70 triệu ha hay 170 triệu mẫu Anh, trong đó một nửa là diện tích trồng ngô và 2/3 là diện tích trồng bông có nhiều hơn một đặc tính, tạo ra nhiều lợi ích. Ngoài ba loại cây trồng công nghệ sinh học chủ yếu là đậu tương, ngô và bông, Hoa Kỳ cũng đã trồng nửa triệu ha củ cải đường (mức tăng diện tích canh tác là 95% trong 5 năm qua – tốc độ tăng cao nhất ở Mỹ) và một diện tích nhỏ cải dầu, cỏ linh lăng, bí, đu đủ công nghệ sinh học. Hạn hán tàn phá hiện nay ở Mỹ, ảnh hưởng xấu đến ít nhất một nửa diện tích trồng ngô, đang tạo ra sự quan tâm ngày càng tăng đối với ngô công nghệ sinh học chịu hạn hiện đang được khảo nghiệm thực địa rộng rãi. Còn là quá sớm để nhận xét về hiệu suất của các giống ngô công nghệ sinh học chịu hạn cho đến khi phân tích dữ liệu từ các khảo nghiệm ở Mỹ được hoàn thành vào cuối năm nay. Khả năng chịu hạn là một đặc tính vô cùng phức tạp hơn so với đặc tính chịu được thuốc trừ cỏ và kháng sâu bệnh và những tiến bộ có thể theo từng bước một. Kết quả đáng khích lệ từ các khảo nghiệm thực địa năm 2012 ở Mỹ đối với ngô công nghệ sinh học chịu hạn sẽ là một bước tiến quan trọng để giải quyết vấn đề hạn hán, hạn chế quan trọng nhất đối với việc tăng năng suất cây trồng trên toàn cầu, mà cả hai ứng dụng thông thường và công nghệ sinh học có thể đóng góp.
Tiến sĩ James cho biết “Dự kiến xu hướng ổn định của tỷ lệ ứng dụng tối ưu khoảng 90% mà chúng ta đã thấy ở Mỹ, cũng đã được thấy rõ ở các nước công nghiệp khác như Úc với tỷ lệ ứng dụng 99,5% đối với bông công nghệ sinh học. Tương tự, dự kiến các loại cây trồng công nghệ sinh học chủ yếu ở các nước đang phát triển chính thể hiện các xu hướng tương tự, điều này lại một lần nữa xác nhận sự tin tưởng và niềm tin của nông dân đối với công nghệ. Tỷ lệ ứng dụng đậu tương chịu thuốc diệt cỏ hầu như đã đạt 100% ở Argentina và dữ liệu mới nhất của ISAAA năm 2011 cho thấy tỷ lệ ứng dụng bông Bt ở Ấn Độ là 88% và đậu tương công nghệ sinh học ở Brazil là 83%. Cho rằng các sản phẩm tại các thị trường trưởng thành đã bão hoà ở mức gần như tối ưu, mức tăng tỷ lệ ứng dụng hàng năm sẽ khiêm tốn hơn và sẽ được thúc đẩy khi: 1) thêm diện tích trồng, như là trường hợp đối với tổng diện tích trồng ngô tại Mỹ 2012 (tăng 5%); 2) những đặc tính mới hoặc các loại cây trồng công nghệ sinh học mới được phê duyệt, hoặc 3) các nước mới áp dụng cây trồng công nghệ sinh học “.
Ứng dụng cây trồng biến đổi gen tại các quốc giađang phát triển
Tiến sĩ James nhận thấy trong số 29 quốc gia đã áp dụng cây trồng công nghệ sinh học vào năm 2011, 19 nước là quốc gia phát triển và 10 là nước công nghiệp. Trung Quốc và Ấn Độ là những nước có tỷ lệ ứng dụng cây trồng CNSH hàng đầu châu Á, Brazil và Argentina đứng đầu ở Mỹ Latinh, và Nam Phi đứng đầu ở lục địa châu Phi. Diện tích canh tác cây trồng công nghệ sinh học ở các nước đang phát triển tăng 11%, hoặc 8.200.000 ha trong năm 2011, nhanh gấp hai lần và lớn gấp hai lần các nước công nghiệp (với mức tăng 5% hoặc 3,8 triệu ha).
Diện tích canh tác cây trồng CNSH ở các nước đang phát triển chiếm khoảng 50% diện tích cây trồng công nghệ sinh học toàn cầu trong năm 2011 và dự kiến sẽ vượt quá diện tích đất trồng loại cây này của các nước công nghiệp trong năm 2012, Tiến sĩ James cho biết. Ngoài ra, hơn 90% nông dân trồng cây trồng công nghệ sinh học trên toàn thế giới (tương đương với trên 15 triệu nông dân) là các nông dân nhỏ, nghèo tài nguyên ở các nước đang phát triển, tăng 8% hoặc 1,3 triệu người kể từ năm 2010, ông nói thêm.
Tiến sĩ James cho rằng trong tương lai gần, động lực thúc đẩy lớn nhất việc áp dụng cây trồng công nghệ sinh học toàn cầu sẽ là Brazil, tiếp theo là Trung Quốc khi việc cho phép thương mại hóa giống ngô công nghệ sinh học ở Trung Quốc có hiệu lực, có thể là vào đầu năm 2013. Brazil, nước có diện tích trồng cây công nghệ sinh học lớn thứ hai chỉ sau Mỹ, có một hệ thống phê duyệt dựa trên khoa học, hiệu quả và theo dõi nhanh chóng có trách nhiệm đối với cây trồng công nghệ sinh học và cũng sẽ được hưởng lợi từ các nghiên cứu phong phú về cây trồng công nghệ sinh học đến từ các quan hệ đối tác công-tư, xuyên quốc gia và Tổ chức nghiên cứu của chính phủ riêng của mình EMBRAPA, Tiến sĩ James cho biết thêm. Lần đầu tiên, Brazil đã phê chuẩn một giống đậu tương CNSH mang đặc tính “xếp chồng tổng hợp” vừa chịu thuốc diệt cỏ vừa kháng côn trùng gây hại và việc thương mại hóa ban đầu có thể bắt đầu sớm nhất là vào cuối năm 2012 khi việc trồng được tiến hành ở bán cầu nam. Trung Quốc đã có 7 triệu nông dân nhỏ trồng bông công nghệ sinh học thành công và ưu đãi mới đây của ngô để Trung Quốc có thể hưởng lợi từ ngô công nghệ sinh học sẽ tăng sản lượng thịt và giúp nước này tự bảo đảm về thức ăn chăn nuôi. Khi Trung Quốc trở nên giàu có hơn, người dân tiêu thụ nhiều thịt hơn và điều này tạo ra nhu cầu cao hơn đối với các các loại cây trồng dùng làm thức ăn chăn nuôi, ngô và đậu tương. Sau hơn một thập kỷ phát triển, việc phê chuẩn “gạo vàng” công nghệ sinh học dự kiến tại Philippines vào vụ canh tác 2013/14. Đây là sản phẩm rất quan trọng có khả năng tạo ra các lợi ích nhân đạo, cứu người – với 6.000 người mỗi ngày, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em, chết vì biến chứng do thiếu vitamin A.
Theo Phòng Quản lý nguồn gen và An toàn sinh học
Cục Bảo tồn đa dạng sinh học