Uruguay đã đưa ra cây đậu tương công nghệ sinh học (CNSH) vào năm 2000, tiếp đó là ngô IR (Bt) năm 2003. Năm 2016, đậu tương và ngô CNSH được trồng trên 1,3 triệu ha. Điều này phù hợp với một số giống khác ở các quốc gia có sự suy giảm tổng sản lượng của hai vụ mùa là do giá thấp. Các cây trồng công nghệ sinh học trồng ở Uruguay bao gồm 1.23 triệu ha đậu tương CNSH và 60.000 ha ngô công nghệ sinh học với tỷ lệ sử dụng là 97%.
Từ năm 2000, Uruguay đã thông qua 17 sự kiện như: ngô (10 sự kiện) và đậu tương (7 sự kiện). Năm 2016, không có sự kiện công nghệ sinh học nào được thông qua. Vào năm 2014, hệ thống quy định đã hoạt động chậm với một số cấp phép cho thử nghiệm. Việc thiếu quyết định về GMOs gây ra sự chậm trễ trong việc phê duyệt.
Lợi ích từ cây trồng công nghệ sinh học ở Uruguay: Uruguay ước tính đã nâng cao thu nhập từ trồng cây đậu tương và ngô CNSH trị giá 216 triệu đô la Mỹ trong giai đoạn 2000-2015 và chỉ riêng lợi ích cho năm 2015 ước tính là 32 triệu đô la Mỹ (Brookes và Barfoot, 2017, Forthcoming). Đậu tương CNSH và ngô được trồng ở Uruguay giảm nhẹ 9% từ 1,4 triệu ha năm 2015 xuống còn 1,3 triệu ha vào năm 2016. Cùng với việc giảm tỷ lệ chấp nhận từ 99% xuống còn 97%. Tổng diện tích trồng hai vụ giảm do trồng cây CNSH giảm. Điều này chủ yếu là do giảm giá toàn cầu, chi phí sản xuất cao hơn và sự phát triển chính sách tích cực cho ngành ngũ cốc và đậu tương ở Argentina. Việc nhập khẩu gia súc gần đây của Argentina dự kiến sẽ thúc đẩy trồng ngô CNSH cho thức ăn ủ chua, cỏ khô và ngũ cốc.
Nguồn: isaaa.org